Muốn chống cảm lạnh và cảm cúm, hãy uống 8 loại trà thảo mộc sau

Bạn đã biết loại trà thảo mộc nào chống được cảm lạnh và cảm cúm?

Thanh lọc, thải độc cơ thể mỗi sáng với 4 loại trà thảo mộc

Thuộc lòng 9 loại trà thảo dược tốt cho sức khỏe cùng tác dụng với infographic đơn giản

Dùng trà thảo mộc TPCN cho 10 bệnh thường gặp của các nàng

8 loại trà thảo mộc giúp chữa viêm họng, cảm cúm

Dưới đây là một số loại trà thảo mộc tốt nhất dành cho mùa cảm lạnhcúm:

1. Cúc echinacea

Các nghiên cứu mới đây được đăng tải trên Tạp chí y học Advances in Therapy cho thấy chiết xuất cúm tím echinacea có thể giúp giảm nguy cơ tái phát nhiễm trùng hô hấp, đồng thời giảm nguy cơ viêm phổi, nhiễm trùng tai, viêm amidan và viêm họng.

Trong một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Cell Immunology, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng ngay cả khi bạn đã bị nhiễm trùng hô hấp, uống trà echinacea cũng có thể giúp giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng bởi chúng có đặc tính chống viêm mạnh mẽ.

2. Quả và hoa cơm cháy

Theo nghiên cứu trên Tạp chí Nutrients, chiết xuất quả cơm cháy chứa anthocyanidins giúp giảm triệu chứng, rút ngắn thời gian bị cảm lạnh và cảm cúm nếu bạn sử dụng ngay trong 48 giờ đầu bị bệnh. Ngoài ra, với đặc tính chống viêm và chống oxy hóa, hoa cơm cháy có thể giúp làm sạch xoang và giảm nhiễm trùng.

Trong một tài liệu về thảo mộc của Trường Thảo dược Dominion (British Columbia, Canada), các nhà nghiên cứu đã đề xuất tiêu thụ trà bạc hà và cơm cháy để để thúc đẩy ra mồ hôi và chống lại cảm lạnh, cảm cúm. Theo đó: “Để thực hiện phương pháp chữa bệnh truyền thống này, hãy pha 1 thìa canh lá bạc hà và hoa cơm cháy trong nước nóng. Uống nửa cốc hoặc 1 cốc sau mỗi 30 - 45 phút khi xuất hiện những dấu hiệu đầu tiên của cảm lạnh hoặc cúm, cho đến khi bạn bắt đầu ra mồ hôi. Sau đó, hãy uống khoảng 2 thìa canh trà mỗi 2 giờ cho đến khi bạn giảm sốt hoặc các triệu chứng của bạn được cải thiện”.

3. Gừng

Theo Stephen Harrod Buhner - nhà nghiên cứu thực vật nổi tiếng thế giới, uống trà gừng hoặc ăn gừng tươi có thể giúp chống lại virus và vi khuẩn, ngay cả khi thuốc kháng sinh hoặc thuốc kháng virus thất bại.

4. Tía tô đất

Từ lâu, tía tô đất đã được biết đến với tính kháng virus mạnh mẽ, trong đó có virus gây bệnh herpes và cúm.

Trong một nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng tinh dầu tía tô đất có thể giúp ức chế virus cúm gà hiệu quả. Cần phải có thêm nhiều nghiên cứu khác để khẳng định điều này, tuy nhiên những kết quả ban đầu rất khả quan.

5. Oregano (kinh giới Địa Trung Hải)

Trà oregano có chứa thymol và carvacrol. Đây là 2 chất có đặc tính kháng khuẩn cao, giúp thúc đẩy hệ miễn dịch, bảo vệ bạn khỏi các vi khuẩn, virus gây bệnh.

6. Bạc Hà

TS. James Duke đề nghị nên uống trà bạc hà để giảm bớt chứng nghẹt mũi do cảm lạnh hay cảm cúm. Bạn có thể uống 2 - 3 cốc trà bạc hà mỗi ngày để mang lại lợi ích này.

7. Cỏ xạ hương

Cỏ xạ hương đã được chính phủ Đức chấp thuận để điều trị ho, nhiễm trùng hô hấp, viêm phế quản và ho gà. Flavonoids tìm thấy trong cây xô thơm đã được chứng minh là có thể giúp thư giãn các cơ trong khí quản liên quan đến ho và viêm. Uống trà xô thơm là cách dễ nhất để mang lại những lợi ích nêu trên.

8. Cúc vạn diệp

Uống trà cúc vạn diệp có thể giúp ra mồ hôi. Như đã biết, đổ mồ hôi giúp giảm sốt và giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng. Đổ mồ hôi cũng là một trong những cách tốt nhất để cơ thể giảm thân nhiệt và loại bỏ sự tích tụ độc hại liên quan đến nhiễm trùng.

Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất