Mùi âm đạo cảnh báo nguy cơ sức khỏe

Mùi âm đạo có thể là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của bạn đang có vấn đề

6 cách để ngăn ngừa mồ hôi và mùi "vùng kín"

Tìm cách ngăn tiết mồ hôi và khử mùi vùng nách cho dân kinh doanh

6 liệu pháp tự nhiên giúp điều trị chứng teo âm đạo

Khó tin: 50% nam giới không biết âm đạo nằm ở đâu!?

1. Mùi tanh 

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (Hoa Kỳ), thủ phạm gây ra mùi tanh ở âm đạo chủ yếu là do nhiễm khuẩn âm đạo, một tình trạng khá phổ biến ở nữ giới từ 15 đến 44 tuổi. Nhiễm trùng có thể xảy ra khi độ pH của âm đạo trở nên mất ổn định tạo điều kiện cho các vi khuẩn xấu phát triển.

Bà Minkin cho biết, cách điều trị nhiễm khuẩn âm đạo khá đơn giản, bạn chỉ cần lấy lại sự cân bằng độ pH của âm đạo và vệ sinh vùng kín sạch sẽ. Đơn giản nhất là bạn hãy đến hiệu thuốc và mua một vài loại thuốc dạng gel có tác dụng cân bằng pH. Tuy nhiên, để an toàn hãy đến gặp bác sỹ phụ khoa để được hướng dẫn điều trị đúng đắn nhất.

2. Mùi men

Hầu hết các bệnh nhiễm nấm vùng kín đều không gây ra mùi, nhưng những dịch tiết ra từ âm đạo hay còn gọi là khí hư có thể có mùi như bia hoặc đồ lên men.

Bà Minkin cho biết, nếu bạn nhận thấy âm đạo có mùi men kết hợp với các triệu chứng như: Ngứa, mẩn đỏ, đau rát xung quanh âm đạo hoặc đau khi tiểu tiện thì có thể vùng kín của bạn đã bị viêm nhiễm. Đặc biệt là những phụ nữ bị đái tháo đường sẽ cần đặc biệt chú ý tới điều này, bởi có thể dịch tiết âm đạo của họ có chứa đường.

3. Mùi hôi

Theo bà Minkin, đôi khi mồ hôi tích tụ trong những chiếc quần lót được làm từ chất liệu không thấm nước cũng có thể là nguyên nhân khiến "cô bé" có mùi khó chịu. Mùi hương này sẽ mất đi sau khi bạn tắm rửa sạch sẽ.

Tuy nhiên, để ngăn chặn tình trạng này, tốt nhất bạn hãy mặc các loại đồ lót được làm từ bông hoặc cotton có khả năng thấm mồ hôi, và nhớ là không nên mặc đồ thấm mồ hôi quá lâu.

4. Mùi trứng thối

Sử dụng băng vệ sinh, đặc biệt là tampon quá lâu, thậm chí là một vài ngày có thể là nguyên nhân gây ra mùi ở âm đạo.

Bà Minkin giải thích: "Mùi hôi này được tạo ra bởi sự phát triển quá mức của các loại vi khuẩn trong một không gian hẹp và kín. Nếu bạn không thay băng vệ sinh hoặc tháo tampon ra, nó có thể dẫn đến hội chứng sốc độc - một tình trạng nguy hiểm.

5. Mùi kim loại

Như bạn biết, máu từ kỳ kinh nguyệt có thể làm thay đổi độ pH của âm đạo, nó là nguyên nhân làm cho vùng kín có mùi đồng hoặc kim loại. Thông thường mùi này sẽ biến mất khi kỳ kinh nguyệt kết thúc, tuy nhiên nếu còn vẫn lo lắng thì bạn có thể sử dụng dung dịch giấm OTC pha loãng thay cho dung dịch vệ sinh phụ nữ thông thường.

Hãy nhớ không dùng xà phòng vệ sinh vùng kín bởi nó có thể phá vỡ độ cân bằng pH âm đạo và gây ra mùi hôi khó chịu.

Quang Tuấn H+ (Theo Womenshealthmag)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Phụ khoa