Một số lưu ý chọn siro ho an toàn cho trẻ bị ho có đờm

Hết sức thận trọng khi sử dụng siro ho cho trẻ bị ho có đờm

Cách chăm sóc trẻ dưới 1 tuổi bị ho có đờm

Vì sao trẻ dễ bị ho có đờm?

Trẻ sơ sinh bị ho, bố mẹ nên làm gì để trị ho cho bé?

Bé bị cảm lạnh, có nên đưa bé đi khám không?

Trẻ bị ho có đờm có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, phổ biến nhất là do dị ứng, hen suyễn, viêm đường hô hấp trên, viêm phế quản, viêm phổi... Khi đã xác định được nguyên nhân trẻ bị ho có đờm rồi thì việc điều trị cũng trở nên dễ dàng và an toàn hơn.

Trước khi cho trẻ bị ho có đờm sử dụng siro ho, cha mẹ nên chú ý những điều sau:

Không phải cứ ho có đờm là cho dùng thuốc ho, siro ho

Trong những trường hợp trẻ bị ho do cảm lạnh (ho kèm sổ mũi, viêm họng, sốt nhẹ vào ban đêm) thì không cần dùng thuốc, cha mẹ chỉ cần vệ sinh mũi họng cho trẻ đúng cách, có thể kết hợp thuốc nhỏ mũi theo đúng chỉ định của bác sỹ.

Nếu trẻ bị ho có đờm xanh hoặc vàng, hãy đưa trẻ đi khám ngay vì đây có thể là dấu hiệu của viêm phổi. Không nên tự chữa trị hay tự cho trẻ uống các loại thuốc ở nhà.

Trong trường hợp trẻ ho có đờm đục (xanh hoặc vàng) kèm sốt nhẹ, thở khò khè, bú kém (với trẻ sơ sinh) hoặc ăn kém, nôn trớ... cha mẹ cũng nên đưa trẻ đi khám. Vì đây có thể là dấu hiệu của viêm phế quản. Cha mẹ không nên tự cho con uống bất cứ loại thuốc nào.

Tránh siro có thành phần codein, tramadol

Trẻ dưới 12 tuổi không nên sử dụng các loại thuốc có chứa codeine vì bất cứ lý do gì, kể cả siro ho giảm ho hay các thuốc giảm đau.

Theo cảnh báo của Ủy ban đánh giá nguy cơ cảnh giác dược (PRCA), cơ thể chuyển đổi codein thành morphin để giúp giảm đau, nhưng ở một số người, đặc biệt là trẻ nhỏ quá trình này xảy ra rất nhanh, dẫn đến quá liều. Trẻ sử dụng có thể bị sốc và rơi vào các trạng thái buồn ngủ, chóng mặt hoặc khó thở đột ngột. Nếu không được phát hiện và cứu chữa kịp thời, nguy cơ tử vong rất cao. Đặc biệt, trẻ em đã từng có vấn đề về hô hấp có thể nhạy cảm hơn với codein.

Hết sức thận trọng khi cho trẻ từ 12 - 18 tuổi bị béo phì hoặc có các tình trạng như tắc nghẽn khi ngủ hoặc bệnh phổi nghiêm trọng, có thể làm tăng nguy cơ bị các vấn đề nghiêm trọng về hô hấp sử dụng các sản phẩm có chứa codeine và tramadol.

Tránh thuốc ho có cồn hoặc sulfit

Nhiều sản phẩm siro ho có chứa cồn hoặc sulfit có thể gây nhạy cảm hoặc dị ứng cho trẻ. 2 thành phần này cũng thường có trong thuốc ho dành cho người lớn. Vì vậy, tuyệt đối không cho trẻ sử dụng các sản phẩm trị ho dành cho người lớn.

Cân nhắc siro ho thảo dược và hóa dược

Theo nhiều chuyên gia, nên chọn các loại siro ho nguồn gốc thảo dược. Bởi lẽ, so với hóa dược, thảo dược được đánh giá là thân thiện và an toàn cho trẻ hơn. Nên chọn siro ho có thương hiệu và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của Bộ Y tế.

Cẩn trọng với siro ho là hàng “xách tay”

Siro ho ngoại được “xách tay” về Việt Nam thường không thông qua kiểm định của các cơ quan chức năng nên rất dễ bị nguy cơ hàng giả, hàng nhái, chưa kể việc phải mua với giá quá đắt. Vì vậy, nên mua siro ho tại các hiệu thuốc lớn và uy tín để tránh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.

Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ