Mối liên hệ giữa vitamin D với bệnh tâm thần phân liệt

Có mối liên hệ giữa nồng độ vitamin D trong máu với bệnh tâm thần phân liệt ở người

Bổ sung vitamin D như thế nào?

4 nguyên tắc bổ sung vitamin D

Độ “chĩa nòng” của “súng” phụ thuộc vào vitamin D!?

Vitamin D: Thiếu – thừa đều có thể gây đột quỵ!

Thiếu vitamin D làm tăng bệnh tim mạch

Để tìm ra mối tương quan trên, TS. Esmaillzadeh và các đồng nghiệp đã quan sát, phân tích 19 nghiên cứu về mối liên hệ giữa vitamin D với tình trạng sức khỏe tâm thần, nhất là những người mắc tâm thần phân liệt. Có 2.804 người trưởng thành tham gia nghiên cứu, bao gồm người khỏe mạnh và người mắc các bệnh về sức khỏe tâm thần. Những người tham gia thí nghiệm đã được đưa đi xét nghiệm máu để biết được nồng độ vitamin D trong cơ thể.

Vitamin D là vitamin tan trong chất béo, được tìm thấy trong một số loại thực phẩm nhất định, chẳng hạn như dầu cá. Tuy nhiên, nguồn cung cấp chính vitamin D cho cơ thể chính là từ ánh nắng mặt trời.

Sau khi có kết quả, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, những người mắc bệnh tâm thần phân liệt có nồng độ vitamin D thấp hơn so với những người tham gia có sức khỏe tâm thần bình thường. Cụ thể, khoảng 65% bệnh nhân tâm thần phân liệt đang gặp phải tình trạng thiếu vitamin D trong máu với nồng độ là 5,91 ng/ml. Từ đó, họ kết luận những người tham gia thí nghiệm mắc bệnh tâm thần phân liệt có sự thiếu hụt vitamin D so với những người bình thường là 2,16 lần.

TS. Esmaillzadeh cho biết, phát hiện của họ ủng hộ cho giả thiết vitamin D có tác động đáng kể đến sức khỏe tâm thần. Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ có thể kết luận rằng, bệnh tâm thần phân liệt có thể gây ra tình trạng sụt giảm nồng độ vitamin D trong máu hơn là sự thiếu hụt vitamin D làm gia tăng nguy cơ mắc căn bệnh này. Bên cạnh đó, TS. Esmaillzadeh cũng cho biết, cần có nhiều thời gian hơn để nghiên cứu về sự thiếu hụt vitamin D có ảnh hưởng đến sức khỏe chung của con người hay không.

Đặc biệt, một vài nghiên cứu gần đây cũng cho thấy trẻ mới sinh có nồng độ vitamin D trong máu thấp là một yếu tố góp phần làm tăng nguy cơ phát triển tâm thần phân liệt. Ngoài ra, một số nghiên cứu trên động vật cũng chỉ ra rằng thiếu vitamin D có thể gây suy yếu não, dẫn đến tâm thần phân liệt. Do đó, TS. Esmaillzadeh chia sẻ, các bước tiếp theo của nghiên cứu này chính là tìm hiểu vai trò của việc bổ sung vitamin D ở những bệnh nhân tâm thần phân liệt hoặc xem xét mối liên hệ giữa nồng độ vitamin D ở thai phụ và trẻ sơ sinh với nguy cơ bị tâm thần phân liệt của trẻ khi lớn lên.

Bệnh tâm thần phân liệt ảnh hưởng đến khoảng 2,4 triệu người Mỹ trưởng thành. Khi mắc bệnh, bệnh nhân sẽ có trạng thái kích động bởi những ảo giác, hoang tưởng, rối loạn chức năng suy nghĩ và các chuyển động cơ thể.
M.Hiếu H+ (Theo Medicalnew)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh