Vòng luẩn quẩn giữa mất ngủ - stress

Căng thẳng gây ra mất ngủ và ngược lại, mất ngủ lại gây ra căng thẳng

Giảm stress, sống hạnh phúc thật đơn giản

Dấu hiệu stress ở trẻ em

Stress mạn tính: Không khó để nhận ra

Bí quyết giảm stress cho người nghỉ hưu

Mất ngủ ở những người hoạt động về đêm 

Theo các số liệu trong cuốn sách Principles and Practice of Sleep Medicine (Elsevier/Saunders năm 2005), những người làm việc vào buổi đêm ngủ ít hơn so với người khác khoảng 5 - 10 tiếng mỗi tuần. Những giấc ngủ họ nhận được là thất thường và không sâu giấc. Vấn đề này phổ biến ở những người làm công việc sáng tạo ý tưởng, viết lách (nhà báo, nhà văn...), lái xe đường dài, tài xế taxi, trực ca đêm, sinh viên học sinh trong thời kỳ ôn thi...

Tuy nhiên, cho dù bạn là một tài xế xe tải lái xe xuyên đêm hay là một sinh viên mải mê làm tiểu luận cuối kỳ, thì sự thiếu hụt những giấc ngủ sâu, yên tĩnh sẽ kéo theo những thiệt hại nặng nề, cả về cảm xúc lẫn thể chất. Theo báo cáo về giải phẫu thần kinh và thần kinh học của thư viện Y học Medscape, những người làm việc ban đêm dễ bị căng thẳng hơn bất cứ ai khác. Cơ thể của họ cũng dễ bị tổn thương bởi trầm cảm, bệnh tim mạch, tăng huyết áp, đau dạ dày, suy yếu hệ thống miễn dịch và thậm chí là vô sinh.

Stress và giấc ngủ: Câu chuyện từ bên trong

Chưa tính tới vấn đề tuổi tác hay nghề nghiệp, thiếu ngủ, mất ngủ sẽ làm mọi hệ thống trong cơ thể bạn chệch khỏi sự cân bằng.

Stress là sự mất cân bằng giữa tri giác (các căng thẳng do tác động của bên ngoài) và khả năng sẵn có (để ứng phó với những tác động), từ đó ảnh hưởng đến sức khoẻ tâm lý cũng như sức khoẻ cơ thể của con người. Cần phân biệt stress mạn tính với trạng thái stress cấp tính. Trong khi stress cấp tính thuộc về hoạt động nghề nghiệp (ví dụ khi phải nạp một báo cáo khẩn cấp) thì stress mạn tính xảy ra khi các căng thẳng kết hợp với nhau (ví dụ trạng thái mất cân bằng giữa đòi hỏi về tâm lý của chức vụ với giới hạn thao tác mà cá nhân vốn có để làm công việc của mình).

Một sự cố gây stress sẽ làm cơ thể tiết ra các hóa chất để gửi các tín hiệu lên não. Đầu tiên, não giải phóng ra một hormone gọi là CRH. Hormone này thúc đẩy tuyến yên sản xuất ACTH - liên kết tiếp theo trong chuỗi phản ứng stress. ACTH là "sứ giả" truyền tin để tuyến thượng thận giải phóng adrenaline và các kích thích tố làm cho con người căng thẳng. Những kích thích tố đó, theo thời gian, có thể thiết lập giai đoạn cho các bệnh liên quan đến stress. Bên cạnh đó, sự tăng vọt adrenaline nhằm dẫn oxy vào các cơ quan sau vài phút, sẽ tiết ra các glucocorticoid nhằm cung cấp cho các cơ bắp, cho tim và não chất đường cần thiết cho sự phản ứng. Nếu phản ứng được thích nghi thì mọi việc sẽ trở lại bình thường. Nhưng nếu sự kiện gây stress kéo dài thì có thể việc thích nghi sẽ không thành công, đối tượng kiệt sức và lâm vào trạng thái stress được gọi là mạn tính.

Một đêm ngon giấc là giải pháp để ngăn chặn phản ứng dây chuyền này. Theo chuyên gia David Spiegel của Trường Sức khỏe và Stress thuộc Đại học Stanford (Mỹ), có rất nhiều bằng chứng chỉ ra rằng các chất hóa học mà não sinh ra cùng lúc với việc ngủ sâu làm cho tuyến yên chậm sản xuất ACTH. Kết quả là, các tuyến thượng thận không bao giờ nhận được những tín hiệu để tiết ra kích thích tố căng thẳng và cơ thể lúc đó có cơ hội được nghỉ ngơi.

Nếu bạn không ngủ đủ giấc, bạn sẽ bỏ lỡ một cơ hội làm các cơn stress tiêu tan

Mất ngủ thậm chí còn sinh ra nhiều kích thích tố căng thẳng hơn. Một nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Clinical Endocrinology & Metabolism năm 1997 cho rằng, thiếu ngủ làm tăng hormone căng thẳng vào các buổi tối tiếp theo.

Thiếu ngủ, mất ngủ có thể làm cho bệnh nhân khổ sở: Luôn cảm thấy buồn ngủ, khó chịu, mệt mỏi, dễ nảy sinh suy nghĩ tiêu cực... Những người có giấc ngủ tồi tệ sẽ sản xuất một lượng lớn hormone ACTH và làm bạn căng thẳng suốt cả ngày.

Quên đi stress để ngủ - ngủ ngon để quên đi stress

Nếu bạn đang cảm thấy stress, ngủ đủ giấc nên là một trong những ưu tiên hàng đầu. Hãy thử để có được ít nhất 7 giờ ngủ mỗi đêm bằng bất cứ giá nào, bất cứ cách nào: Nghe nhạc nhẹ nhàng, uống trà thảo dược, tắm nước ấm, tập thể dục đều đặn... Đừng đi ngủ, trừ khi bạn thực sự cảm thấy mệt mỏi. Vì nếu bạn thấy mình đang tỉnh táo mà lên giường đi ngủ chắc chắn bạn sẽ chẳng thể ngủ được.

Đối với người bắt buộc phải làm đêm, các chuyên gia của National Sleep Foundation khuyên rằng nên ngủ trong phòng tối (hoặc đeo một mặt nạ ngủ hoặc kính đen), sử dụng nút tai để ngăn chặn âm thanh, đi ngủ vào cùng một thời điểm mỗi ngày và tránh caffeine hoặc bia rượu trước khi đi ngủ.

Tổng hợp tất cả những công năng an thần ưu việt từ bốn loại thảo dược trên, kết hợp cùng với 5-Trytomin, Magne và Vitamin B6, các nhà khoa học đã nghiên cứu thành công thực phẩm chức năng Goldream - Giải pháp hữu hiệu chăm sóc giấc ngủ, giúp ngủ ngon, không mệt mỏi mỗi sáng thức dậy.

Thanh Hà H+

Goldream giúp ngủ ngon, không mệt mỏi vào buổi sáng

Công dụng: Hỗ trợ điều trị bệnh mất ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu; Giúp đem lại giấc ngủ tự nhiên, cải thiện chất lượng giấc ngủ do căng thẳng, suy nhược thần kinh, stress; Giúp an thần, giảm stress và căng thẳng thần kinh.

CÔNG TY TNHH VIỄN BẰNG

 Điện thoại tư vấn: 1800.1562 - 0964.052.629

** Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
* Thông tin về sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh