Mối liên hệ giữa bệnh động mạch vành và đường phụ gia

Đường phụ gia có ảnh hưởng tới tim mạch?

Sự thật về 5 loại TPCN cho tim mạch phổ biến

Không thoát án tử nếu chỉ tăng cholesterol HDL để ngăn xơ vữa động mạch

Xơ vữa động mạch âm thầm nhưng nguy hiểm

Cholesterol - Thủ phạm gây xơ vữa động mạch

Các nghiên cứu đều tập trung vào sucrose - đường tự nhiên có trong các loại rau củ quả. Đường phụ gia sử dụng trong ăn uống thường ngày (bánh, kẹo, nước ngọt, bánh mì, mứt, sữa…) cũng là đường sucrose, chủ yếu làm từ cây mía.

Như đã biết, đường phụ gia (Added Sugar) là đường được thêm vào những thức ăn hoặc đồ uống được chế biến sẵn hoặc là nguyên liệu để chuẩn bị các món ăn thức uống. Đường phụ gia trong chế biến có thể được ghi dưới dạng: đường sucrose (phổ biến nhất), đường nâu, đường thô, siro bắp (hay có trong sữa bột), siro ngô dạng rắn, fructose, mật ong, mật đường, dextrose khan, dextrose tinh thể và dextrin.

Theo đó, khoảng trên 26.000 người đã tham gia nghiên cứu không bị bệnh đái tháo đường hoặc bệnh tim mạch, được theo dõi sức khỏe, bám sát chế độ ăn uống trong trung bình 17 năm.

Nhà nghiên cứu Emily Sonestedt cho hay: “Với những nghiên cứu trước đây có thể thấy việc tiêu thụ đường phụ gia không hẳn làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim hoặc một bệnh tim nghiêm trọng. Nhưng đối với một số ít người khi tiêu thụ nhiều đường phụ gia sẽ có những ảnh hưởng khác nhau. Trong số 5% người tham gia nghiên cứu có ít nhất 15% người nạp năng lượng vào cơ thể mỗi ngày từ sucrose với nguy cơ nhồi máu cơ tim tăng lên khoảng 1/3”.

Tuy các số liệu vẫn chưa thực sự đầy đủ và thuyết phục, nhưng các nhà nghiên cứu vẫn khuyến cáo rất có thể chế độ ăn nhiều đường phụ gia không tốt cho bệnh động mạch vành. Tốt nhất, hãy cắt giảm tiêu thụ loại đường này mỗi ngày ở những nhóm đối tượng có nguy cơ bị bệnh động mạch vành.

Bệnh động mạch vành gây ra tình trạng đau ngực, suy tim và nguy cơ nhồi máu cơ tim cấp. Để phòng bệnh hiệu quả cần thực hiện thay đổi lối sống và loại trừ các yếu tố nguy cơ gây bệnh. Các yếu tố nguy cơ gây nên bệnh động mạch vành bao gồm: Hút thuốc lá, tăng huyết áp và cholesterol máu cao. Trong đó, hút thuốc lá được coi là yếu tố nguy cơ hàng đầu đối với bệnh động mạch vành. Thuốc lá không những gây tổn thương màng trong các động mạch mà còn sinh ra chất nicotin gây tǎng nhịp tim và tăng huyết áp, tǎng nhu cầu oxy của các cơ tim. Lượng cholesterol trong thức ăn cũng góp phần gây ra nguy cơ bệnh động mạch vành và bạn chỉ nên ăn dưới 300mg cholesterol/ngày.

Để phòng ngừa bệnh động mạch vành, những người có nguy cơ cần thực hiện thay đổi lối sống: Không hút thuốc lá; Luyện tập thể dục thường xuyên, đặc biệt là tập đi bộ; Tránh căng thẳng quá mức; Không uống quá nhiều rượu bia; Ăn nhạt, không ăn mỡ và các phủ tạng động vật, hạn chế ăn trứng, sữa, đồ ngọt… Một chế độ ăn được khuyến khích là ăn nhiều rau xanh, hoa quả, duy trì cân nặng ổn định và dùng thêm thực phẩm chức năng có tác dụng bảo vệ tim mạch.

Biết Tuốt H+

Gợi ý thực phẩm chức năng hỗ trợ tim mạch: Vương Tâm Thống

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch