Không nhổ răng khôn có nguy hiểm không?

Răng khôn mọc lệch lâu ngày sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn

Mất mạng vì mọc răng khôn

Những ai không nên tẩy trắng răng?

Mẹo nhanh trị đau răng khẩn cấp

Cách đơn giản giúp giảm đau răng hiệu quả

Chào bạn!

Răng khôn thường mọc khi con người bước vào độ tuổi trưởng thành khoảng từ 18 tuổi trở đi và thường không có giới hạn về độ tuổi kết thúc. Bởi nếu răng khôn ngầm, mọc nghiêng, kẹt, lệch,… thì răng này mọc lên rất chậm, thậm chí là không mọc lên được.

Hiện tượng mọc răng khôn cũng xảy ra tương tự như khi mọc một cái răng bất kỳ nào khác. Đó là xuất hiện hiện tượng nhiễm trùng cục bộ tại nơi răng mọc. Đặc biệt đối với những răng khôn bị kẹt thì những dấu hiệu này sẽ nặng nề, kéo dài hơn và thường lặp đi lặp lại sau một thời gian ngắn. Nguyên nhân khiến răng khôn bị kẹt không mọc ra được là do răng khôn mọc ở thời điểm mà hàm răng đã hoàn thiện, cung hàm đã đủ chỗ, không còn chỗ cho răng khôn mọc lên nữa. Thêm nữa là do hướng mọc của răng khôn thường bị nghiêng, không thẳng như những răng bình thường khác. 

Không phải tất cả răng khôn cần phải nhổ. Một chiếc răng khôn mọc thẳng, bình thường, không bị kẹt bởi mô xương và nướu, không gây biến chứng, thì có thể được giữ lại miễn là bệnh nhân dùng chỉ tơ nha khoa và bàn chải để làm sạch một cách triệt để.

Tuy nhiên, một số trường hợp dưới đây bạn buộc phải nhổ răng khôn: 

- Khi mọc răng khôn gây ra các biến chứng đau, nhiễm trùng lặp đi lặp lại ảnh hưởng đến răng lân cận.

- Khi răng khôn chưa gây ra biến chứng, nhưng giữa răng khôn và răng bên cạnh có khe giắt thức ăn, tương lai sẽ ảnh hưởng đến răng bên cạnh thì cũng có chỉ định nhổ răng khôn để ngăn ngừa biến chứng.

- Răng khôn mọc thẳng, đủ chỗ, không bị cản trở bởi xương và nướu nhưng không có răng đối diện ăn khớp, làm răng khôn trồi dài xuống hàm đối diện. Điều này tạo bậc thang giữa răng khôn và răng bên cạnh, gây nhồi nhét thức ăn, lở loét nướu hàm đối diện.

- Bản thân răng khôn có bệnh nha chu hoặc sâu răng lan rộng.

Thời điểm nhổ răng khôn tốt nhất là từ 18 đến 25 tuổi, khi chân răng hình thành được 2/3. Trên 35 tuổi, trường hợp phải phẫu thuật để nhổ răng khôn sẽ gặp nhiều khó khăn do xương cứng và đặc hơn. Nếu bạn đang trong độ tuổi trên và răng khôn gây ra một số biến chứng thì bạn nên nhổ răng khôn càng sớm càng tốt.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!

ThS.BS. Nguyễn Bá Lân - Bệnh viện Răng Hàm Mặt TP.HCM

Gia Hân H+ (Thực hiện)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị