Nốt ruồi bất thường - Cẩn thận u sắc tố ác tính!

Sự xuất hiện bất thường của nốt ruồi là vấn đề đáng lo ngại

Ung thư đại tràng: Tầm soát ngay không lỡ cả đời

Những cách đơn giản giúp ngừa ung thư hắc tố

"Ung thư da ác tính không nên bổ sung chất chống oxy hóa!"

Vitamin D và calci "bó tay" với bệnh ung thư ruột kết

TS. Sanjay Gupta - Trung tâm Y tế Trường Đại học Y Michigan (Hoa Kỳ) trả lời:

Bạn thân mến!

Những thông tin mà bạn cung cấp chưa đủ để có thể khẳng định đó có phải là bệnh ung thư hay không. Tuy nhiên, có khả năng đó là dấu hiệu của ung thư da, cụ thể là u sắc tố ác tính, còn được gọi với cái tên melanoma, là căn bệnh khá phổ biến trên thế giới và đã tước đi mạng sống của hàng triệu người mỗi năm.

Theo một báo cáo mới đây được công bố trong tháng 6/2015 của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh CDC, tỷ lệ người mắc u ác tính đã tăng gấp đôi so với giai đoạn 1982 - 2011.

Biểu hiện của u sắc tố ác tính là sự xuất hiện của nốt màu sẫm, nhìn giống như nốt ruồi, có thể mọc ở bất kỳ chỗ nào của cơ thể, kể cả những khu vực ít để ý và khó nhìn thấy như vai, lưng, ngón chân, mông...

Nguyên nhân hàng đầu khiến khối u ác tính xuất hiện thường là do tác hại của tia cực tím phát ra từ ánh nắng mặt trời hoặc nguồn sáng nhân tạo gây biến đổi các tế bào DNA ở da. So với người da vàng, tóc đen thì những người da trắng, tóc màu đỏ hoặc vàng thường có tỷ lệ mắc u sắc tố ác tính cao hơn, nhưng ai cũng có thể mắc phải căn bệnh này.

Bạn nên đến đi khám bác sỹ da liễu ngay lập tức. Bởi vì, nếu đó là u sắc tố ác tính, độ lớn của khối u là yếu tố quan trọng nhất quyết định tới thành công của việc điều trị. Ví dụ, nếu độ dày dưới 1mm, khả năng điều trị thành công là 95% nhưng nếu khối u phát triển đã trên 4mm, khả năng điều trị thành công chỉ còn 30%.

Ngoài ra, một số biện pháp phòng ngừa đơn giản mà bạn có thể làm để tránh u sắc tố ác tính nói riêng và ung thư da nói chung là:

- Sử dụng kem chống nắng, có chỉ số chống nắng (SPF) từ 30 trở lên.

- Hạn chế ra ngoài trời vào khoảng thời gian từ 10 - 14 giờ, đây là lúc tia UV có cường độ mạnh nhất.

- Nếu có việc nhất thiết phải ra ngoài, nên đội mũ, đeo kính râm, mặc quần áo kín để hạn chế tác hại của tia UV ở mức thấp nhất.

Chúc bạn sức khỏe!

TS. Sanjay Gupta - Trường Đại học Y Michigan (Hoa Kỳ) là tác giả của 3 cuốn sách viết về y học và sức khỏe là: Chasing Life (2007), Cheating Death (2009) và Monday Mornings (2012).

Hiện ông là Trưởng Ban Chuyên mục Sức khỏe của Tạp chí Time, Hoa Kỳ.
M. Hiếu H+ (Theo Everyday)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị