Mộc nhĩ giảm cholesterol, ngăn ngừa mỡ máu

Polyp cholesterol là bệnh gì?

Người bị cholesterol máu cao, ăn thế nào là tốt?

Vitamin B3 làm tăng nguy cơ đột quỵ ở người có cholesterol cao

Nguy cơ bị ung thư vú càng cao khi cholesterol càng cao

Kiểm soát cholesterol: 7 món cần tránh


Mộc nhĩ giúp ngăn ngừa các bệnh tắc hoặc vỡ mạch máu ở người tăng huyết áp

Mộc nhĩ hay còn gọi là nấm mèo, nấm tai mèo, có tên khoa học là Auricularia auricula, thường mọc trên cây gỗ mục ẩm ướt, hình nấm giống tai người vì vậy gọi là mộc nhĩ (tai của gỗ).

Theo Đông y, mộc nhĩ vị ngọt tính bình, đi vào các kinh tỳ vị, đại tràng, can, thận. Tác dụng làm mát máu, ngừng chảy máu do va đập, bị thương. Điều trị các bệnh trường phong hạ huyết, nhuận táo, lợi trường vị, lỵ ra máu, đái dắt, đái ra máu, trị lở, bổ khí, bền cơ, hoạt huyết.

Mộc nhĩ vừa là thực phẩm, vừa là vị thuốc bổ dưỡng cho người khí huyết suy kém và giúp điều trị nhiều bệnh nan y về tim mạch. Liều dùng mỗi ngày từ 15 đến 20g bằng hình thức: xào, nấu, sắc nước hoặc nghiền nhỏ uống.

- Giúp điều trị mỡ máu cao, chống nghẽn mạch:

Dùng mộc nhĩ (10g), thịt lợn nạc (50g), 5 quả táo tàu đen, 3 lát gừng, đổ vào 6 chén nước, sắc như sắc thuốc bắc, chỉ còn 2 chén, thêm vào ít muối, ít bột ngọt, rồi ăn như canh, mỗi ngày 1 lần, ăn liên tục hằng ngày.

- Điều trị chứng ho hen, đờm suyễn, miệng khô, sắc mặt tái xanh, tay chân lạnh:

Dùng mộc nhĩ (20g), đường phèn (15g) nấu với lượng nước vừa đủ để uống trong ngày.

- Điều trị hư lao khạc ra máu:

Mộc nhĩ (50g) nấu nhừ, thêm đường phèn ăn thường xuyên, hoặc xào chín ăn.

- Điều trị đại tiểu tiện ra máu:

Mộc nhĩ (50g) tán nhuyễn để uống.

- Điều trị tăng huyết áp, bệnh mạch vành:

Mộc nhĩ (10g), ngân nhĩ (10g), ninh nhừ nêm đường phèn vừa đủ, ăn trước khi ngủ.

- Điều trị trĩ ra máu:

Mộc nhĩ (10g), quả hồng khô (30g) cùng nấu nhừ để ăn.

- Điều trị kinh nguyệt ra nhiều, máu kinh không cầm, sắc màu tươi rói, tâm phiền miệng khát, tiểu tiện vàng ít, cũng như huyết nhiệt rong kinh, dầm dề, trường phong ra huyết:

Mộc nhĩ (30g), đường cát (15g). Mộc nhĩ xào với lửa nhỏ, thêm nước khoảng 300ml, sau khi chín nêm đường dùng.

- Điều trị đại tiện không thông:

Mộc nhĩ (30g), hải sâm (30g), phèo lợn (200g). Phèo rửa sạch, cắt đoạn nhỏ, cùng mộc nhĩ, hải sâm nấu chung, sau khi nêm nếm gia vị thì dùng.


Mộc nhĩ vừa là thực phẩm, vừa là vị thuốc bổ dưỡng

- Điều trị bệnh mạch vành, di chứng tai biến mạch máu não, chứng cao mỡ máu và tình trạng máu đông nhiều:

Dưa chuột (150g) rửa sạch, thái lát. Mộc nhĩ, nấm tuyết mỗi thứ 100g (đã ngâm nở), rửa sạch, xé nhỏ. Nấm chần qua nước sôi, vớt ra, dội qua nước lạnh làm nguội, để ráo nước, đặt vào đĩa to, rưới lên dầu ăn, cho vào lò hầm vài giây, nêm gia vị vừa ăn.

Lưu ý: Tuyệt đối không ngâm mộc nhĩ khô bằng nước nóng mà phải ngâm bằng nước lạnh, không được ăn mộc nhĩ tươi. Không nên sử dụng mộc nhĩ cho phụ nữ mang thai hoặc cho con bú, cũng như những người có ý định sinh con.

CTV4
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp