Hệ lụy khi cơ thể bị mồ hôi nhiều

Ra mồ hôi nhiều khiến người bệnh mất tự tin

Giải cứu người bị tăng tiết mồ hôi trong mùa mưa

Cần làm gì để giảm tình trạng đổ mồ hôi đêm?

Bàn chân ra nhiều mồ hôi do đâu?

Đổ mồ hôi nhiều ban đêm cảnh báo 7 bệnh nguy hiểm

Cơ thể chúng ta có 2 loại tuyến mồ hôi là: Tuyến mồ hôi eccrine và tuyến mồ hôi apocrine. Tuyến mồ hôi eccrine được phân bố trên khắp cơ thể. Tuyến mồ hôi apocrine được phân bố chủ yếu ở vùng đầu, nách, vùng sinh dục. Mồ hôi ở tuyến apocrine có chứa các phân tử hữu cơ. Vì vậy, khi bị đổ mồ hôi, vi khuẩn trên cơ thể sẽ chuyển đổi các phân tử hữu cơ trong mồ hôi và gây ra các mùi khó chịu. Mồ hôi nhiều không chỉ gây ra mùi khó chịu mà nó còn khiến bạn mắc nhiều bệnh.

Viêm da

Quá nhiều mồ hôi trên cơ thể có thể làm da bị kích ứng và gây ra tình trạng ngứa ngáy trên da. Nếu bạn không làm sạch mồ hôi trên cơ thể thì vi khuẩn và nấm trong không khí sẽ tiếp xúc với nó gây dị ứng da, viêm da.

Mồ hôi nhiều có thể khiến bạn bị ngứa ngáy trên da

Mụn trứng cá 

Việc đổ mồ hôi không gây ra mụn, nhưng mồ hôi cộng với dầu và bụi bẩn trong lỗ chân lông của bạn thì có. Tắc nghẽn lỗ chân lông là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây mụn trứng cá trên cơ thể.

Nhiễm trùng âm đạo

Nếu bạn mặc quần lót quá chật hoặc bị ra mồ hôi nhiều ở vùng háng và đùi trong một thời gian dài mà không được lau khô hoặc làm sạch bằng cách tắm rửa thì da của bạn có thể bị ẩm ướt. Đây chính là môi trường hoàn hảo để các loại nấm men phát triển. Để hạn chế nhiễm trùng âm đạo, bạn nên giữ cho vùng kín luôn khô ráo, nên tắm rửa sau khi tập luyện hoặc khi bị mồ hôi nhiều, nên tránh mặc đồ lót bó sát...

Ra mồ hôi nhiều ở vùng kín khiến bạn có nguy cơ bị nhiễm trùng âm đạo

Nấm da

Những người đầm đìa mồ hôi dễ bị nhiều loại nhiễm nấm. Một số loại nấm da thường gặp là: Lang ben, nấm bẹn... Bởi vì nấm phát triển mạnh trong ấm áp, môi trường ẩm ướt. Khi bị nấm da, bạn có thể bị ngứa ngáy khắp người.  

Nấm kẽ chân

Khi chân bị đổ mồ hôi quá nhiều bạn có thể bị nấm kẽ chân, móng chân hoặc nấm tất cả bàn chân. Những người đi giày tất ẩm ướt hoặc chân lúc nào cũng ướt do mồ hôi nhiều thì có nguy cơ bị nấm kẽ chân cao. Để phòng nấm kẽ chân, không nên đi giày, tất nhiều giờ trong ngày. Vào mùa mưa, môi trường ẩm ướt, giày tất lâu khô, không được sử dụng đồ ướt tạo môi trường thuận lợi cho nấm phát triển và bệnh lâu khỏi, dễ tái phát, tái nhiễm. Nếu chân ướt, phải hong khô, lau sạch bàn chân bằng vải mềm rồi mới đi tất, giày.

Đổ mồ hôi chân nhiều gây nấm kẽ chân

Mùi cơ thể

Trong thành phần mồ hôi có thêm các hợp chất như amoniac, acid béo chưa no, ... Bản thân các chất này khi vừa mới được tiết ra chưa có mùi hôi.  Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian ngắn, các vi khuẩn hoạt động trên bề mặt da sẽ phân hủy các chất này và tạo ra mùi rất khó chịu, gây nên hiện tượng hôi nách, hôi chân ở nhiều người.

Mồ hôi nhiều gây ra mùi cơ thể khó chịu

Da bị kích ứng

Da bị kích ứng xuất hiện khi da cọ sát vào nhau hay vào quần áo. Sự ma sát kéo dài sẽ dẫn đến tổn thương. Làn da ẩm ướt sẽ làm tăng nguy cơ bị kích ứng, vì vậy bạn nên lựa chọn quần áo có chất liệu thấm hút mồ hôi. Bạn cũng có thể sử dụng các chất chống mồ hôi để giảm hiện tượng mồ hôi nhiều.

Để hạn chế tình trạng mồ hôi nhiều bạn nên quần áo rộng rãi và thấm hút mồ hôi; Không nên sử dụng các sản phẩm chăm sóc da nếu thấy da bị kích ứng; Nên vệ sinh cá nhân thường xuyên, dùng khăn sạch để lau khô mồ hôi trên da. Để trị tận gốc chứng mồ hôi nhiều, người bệnh có thể sử dụng một số sản phẩm thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ các thảo dược thiên nhiên như Hoàng kỳ, Thiên môn đông, Sơn thù du... để hạn chế mồ hôi nhiều và vi khuẩn phát triển trên da gây mùi cơ thể, viêm da…

Thanh Tú H+ (Theo Boldsky)

Gợi ý thực phẩm chức năng Hòa Hãn Linh giúp hỗ trợ điều trị chứng ra mồ hôi nhiều 

Cần làm gì để giảm tình trạng đổ mồ hôi đêm? - Ảnh 4

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết