Mồ hôi nhiều bất thường: Dấu hiệu bệnh tật!

Mồ hôi tiết nhiều có thể là biểu hiện của những bệnh lý nguy hiểm

Mồ hôi như "tắm" vì sao?

Trẻ đổ mồ hôi nhiều – mẹ đừng xem là chuyện nhỏ

Đổ mồ hôi nhiều nên ăn gì để đảm bảo sức khoẻ?

Ra mồ hôi nhiều thì phải làm sao?

Mang thai hoặc mãn kinh 

Bất cứ sự thay đổi nội tiết tố nào cũng đều có thể khiến bạn bị đổ mồ hôi nhiều hơn so với bình thường. Theo các chuyên gia y tế, 85% phụ nữ có hiện tượng nóng bừng và đổ mồ hôi quá mức trong khoảng thời kỳ mãn kinh hoặc khi mang thai. Nguyên do, những thay đổi nội tiết tố trong cơ thể thông báo đến não rằng, nhiệt độ cơ thể tăng cao, nên cần phải làm mát thường xuyên, vì lý do đó nên mồ hôi tuôn ra như một phản ứng bình thường. 

Stress 

Mồ hôi có xu hướng đổ nhiều khi bị căng thẳng hay lo lắng. Lúc bình thường, khi thời tiết nóng, những giọt mồ hôi sản xuất ra từ các tuyến eccrine (tuyến ngoại tiết) trên khắp cơ thể, chứa chủ yếu nước và muối; Nhưng khi căng thẳng, mồ hôi được sản xuất bởi tuyến apocrine (tuyến đầu tiết), mà chủ yếu được tìm thấy ở một số vùng như nách. Loại mồ hôi cơ thể tiết ra do căng thẳng chứa chất béo, protein kết hợp với các vi khuẩn trên da nên thường có mùi hôi hơn so với lúc bình thường.

Nguy cơ say nắng 

Thời tiết nóng gây đổ mồ hôi. Thế nhưng, nếu bạn không đổ mồ hôi và bắt đầu cảm thấy chóng mặt có nghĩa là bạn đang mắc phải bệnh Anhidrosis - giảm tiết mồ hôi. Đó là một căn bệnh nguy hiểm, ngăn cản cơ thể giảm nhiệt, nếu không bù nước kịp thời, nguy cơ kiệt sức vì nóng hoặc say nắng sẽ xảy ra.

Nếu hiện tượng Anhidrosis kéo dài thì có khả năng bạn đang bị tổn thương thần kinh hay do tác dụng phụ của một vài loại thuốc… Tất cả các yếu tố này dễ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về nhiệt và các vấn đề sức khỏe liên quan đến tim mạch.

Đường trong máu thấp 

Bình thường, lượng đường trong máu ở mức giữa 70 - 100 miligram trên mỗi decilit. Nếu lượng đường trong máu giảm xuống dưới 70 thì cơ thể sẽ bị đổ nhiều mồ hôi. Kèm theo với hiện tượng đổ mồ hôi nhiều là các triệu chứng chóng mắt, run tay chân, buồn nôn.

Ăn thực phẩm làm tăng tiết mồ hôi 

Nếu mùi mô hôi trở nên khó chịu, đặc biệt có mùi tanh, có thể bạn đã mắc chứng rối loạn di truyền hiếm gặp được gọi là Trimethylaminuria. Chứng bệnh này xảy ra khi cơ thể không thể phá vỡ các hợp chất hóa học trimethylamine, được sản xuất trong quá trình tiêu hóa các loại thực phẩm như trứng, các loại đậu và cá.

Hợp chất hóa học trimethylamine sẽ thoát ra cùng với mồ hôi trên da, nước tiểu và hơi thở, tạo ra mùi tanh rất khó chịu.

Bệnh lympho - ung thư hạch

Theo các chuyên gia, mồ hôi ra quá nhiều có thể là một triệu chứng của ung thư hạch, hoặc ung thư của các tế bào bạch huyết. Khoa học vẫn chưa tìm ra lý do tại sao bệnh ung thư hạch lại gây đổ mồ hôi, nhưng một lý thuyết được đặt ra là có thể do bệnh gây sốt nên các bộ phận cơ thể phải toát mồ hôi để giảm nhiệt.

Để giảm tình trạng tăng tiết mồ hôi, những người bị ra mồ hôi nhiều có thể sử dụng thực phẩm chức năng hỗ trợ và điều trị tăng tiết mồ hôi. Các sản phẩm này có sự kết hợp của y học cổ truyền và y học hiện đại sẽ là lựa chọn đúng cho những người muốn thoát khỏi mồ hôi nách.

Một số loại thảo dược như Sơn thù du, Hoàng Kỳ, Thiên môn đông… giúp làm săn chắc bề mặt da, điều hòa thân nhiệt, giúp cải thiện tình trạng ra mồ hôi của cơ thể. Đặc biệt, hiện nay một số chế phẩm có sự kết hợp của Magne clorua làm giảm sự hoạt động quá mức của hệ giao cảm, tác động trực tiếp vào nguyên nhân gây bệnh, do đó, có tác dụng giúp hỗ trợ điều trị chứng ra mồ hôi nhiều ở lòng bàn tay, chân, nách, trán, ngực, lưng… một cách hiệu quả.

Thùy Trang H+ 

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết