Miếng "dán da" kiểm tra đường huyết

Kiểm soát đường huyết giúp ngăn ngừa biến chứng ở bệnh nhân đái tháo đường

Bệnh nhân đái tháo đường nên ăn táo xanh hay táo đỏ?

Cha mẹ cần biết: Cách điều trị đái tháo đường type 1 cho trẻ

Người đái tháo đường cần làm gì khi bị ốm?

Tại sao bạn cần giảm cân khi bị đái tháo đường type 2?

Hỏi: Chào chuyên gia, tôi 54 tuổi và đã mắc căn bệnh đái tháo đường type 1 từ khi 7 tuổi. Mới đây, một người bạn mắc ĐTĐ type 1 như tôi đã nghe nói vê fmootj về một miếng dán trên da tự động giúp kiểm soát đường huyết cho người bệnh mà không cần dùng máy đo đường huyết nữa. Có đúng là có thiết bị này không? (A.N)
Trả lời:
Chào bạn,
Cho đến bây giờ, thiết bị này chưa được ứng dụng trong kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân ĐTĐ, nhưng tôi cho rằng, cũng chỉ một thời gian nữa thôi, các thiết bị hiện đại như vậy sẽ được cung cấp cho người bệnh. Tôi tin rằng, những thông tin mà bạn nghe được là về một nghiên cứu về một “miếng dán da điện tử” được thực hiện trên chuột mới đây. Tuy nhiên, thiết bị mà tôi gọi là “miếng dán da điện tử” đang bắt đầu ảnh hưởng đến việc chăm sóc y tế trong nhiều lĩnh vực, không chỉ là bệnh ĐTĐ. 
Trước khi thảo luận về nghiên cứu, tôi sẽ điểm lại một số thông tin cơ bản về bệnh đái tháo đường mà bạn và nhiều độc giả khác nữa đang mắc phải. 
Thông thường, khi chúng ta ăn, một lượng đường được hấp thu vào máu và đó là nguồn cung cấp năng lượng cần thiết cho từng tế bào trong cơ thể hoạt động. Đường được đưa đến từng tế bào để sử dụng, nhờ tác động của insulin. Insulin là một chất hóa học tự nhiên được sản xuất bởi tuyến tụy. Insulin có vai trò trung chuyển đường từ máu vào tế bào. Với căn bệnh ĐTĐ type 1 mà bạn mắc phải là do tuyến tụy không thể sản xuất insulin. Đó là lý do tại sao bạn cần phải kiểm tra đường huyết thường xuyên và cung cấp insulin cho cơ thể khi đường huyết quá cao.
Quay trở lại với “miếng dán da tự động” mà bạn đã đề cập. Nó rất mỏng và có thể dính vào da. Mặt dưới của miếng dán có chứa hàng ngàn cây kim nhỏ - nhưng bạn không thể cảm nhận chúng, chúng bám chặt vào da bạn và đo được lượng đường trong máu của bạn. Khi lượng đường huyết ở mức cao, miếng dán này sẽ tự động tiết insulin vào cơ thể và bạn không cần phải đo đường huyết và tiêm insulin nữa. 
Trên lý thuyết là vậy. Nhưng trong nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã dán miếng dán này lên những con chuột mắc ĐTĐ type 1 trong 12h đồng hồ. Miếng dán da tự động đã cảm nhận được chính xác lượng đường huyết của những con chuột thử nghiệm, tiêm insulin khi cần thiết và giữ cho đường huyết ở mức ổn định. Nhưng thử nghiệm mới chỉ dừng ở mức 12 tiếng đồng hồ và chưa trả lời được những câu hỏi: Nó sẽ chính xác từ ngày này qua ngày khác? Nó có thực hiệu quả khi được thử nghiệm trên người bệnh? Tuy nhiên, kết quả thử nghiệm này là một bước tiến đáng khích lệ với các nhà nghiên cứu.
Hơn thế nữa, các nhà khoa học cũng đã tạo ra các miếng vá dán da điện tử để giám sát các chức năng khác của cơ thể như đo tín hiệu điện trong não, đo nhịp tim và cơ bắp… nhằm phát hiện và cảnh báo sớm về những bất thường trong cơ thể. Ví dụ, miếng dán giúp phát hiện nhịp tim nguy hiểm ở những người bệnh tim chẳng hạn. Và khi đó, bằng cách phát hiện sớm như vậy, điều trị sớm có thể ngăn ngừa những biến chứng nghiêm trọng của bệnh.
Tuy nhiên, trong lúc chúng ta chờ kết quả nghiên cứu trên người được công bố và việc ứng dụng thiết bị này được cho phép, bạn nên tuân thủ đúng hướng dẫn điều trị của bác sỹ và có thể áp dụng thêm một số liệu pháp thiên nhiên khác như sử dụng các sản phẩm thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị bệnh.
Chúc bạn sức khỏe
Dr. Anthony Komaroff, Trường Y Harvard
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị