Bị loét miệng nên bổ sung vitamin gì?

Loét miệng là vết lở màu trắng xám, vàng đỏ gây khó chịu và đau đớn

Bài thuốc chữa bệnh viêm loét miệng

Giấy ướt có thể khiến trẻ bị loét miệng

Cách giản đơn chữa viêm loét miệng

Đừng coi thường Loét miệng ở trẻ

Trả lời: 

BS Từ Tấn Tài - Chuyên khoa Tai - Mũi - Họng, Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa, cho biết: 

Loét miệng là vết lở màu trắng xám, vàng đỏ gây khó chịu và đau đớn. Viêm loét miệng còn được gọi là chứng lở miệng. Những vết loét miệng thường xuất hiện trên lưỡi, môi, trong má, thậm chí cả ở mép và lợi. 

Những nguyên nhân gây loét miệng điển hình như: Thiếu các chất dinh dưỡng; Dị ứng thức ăn; Mất cân bằng hormone; Bệnh về da; Bệnh về đường ruột... 

Bạn không nói rõ bạn bị loét miệng với mức độ nào. Nếu viêm loét nặng, cách tốt nhất là nên đi khám, bác sỹ sẽ tìm ra nguyên nhân và điều trị phù hợp. 

Nếu nguyên nhân gây loét miệng của bạn là do thiếu chất dinh dưỡng như vitamin C hay vitamin PP, bác sỹ sẽ chỉ định cho bổ sung cho phù hợp. 

Vitamin PP còn gọi là vitamin B3là thành phần của hai coenzyme quan trọng trong cơ thể, tham gia vận chuyển hydro trong các phản ứng oxy hóa khử, do đó nó có vai trò hết sức quan trọng tác động đến quá trình tổng hợp hay phân hủy các chất như glucid, acid béo, acid amin, chuyển hóa cholesterol và các hợp chất khác, giúp cho quá trình hô hấp tế bào. Cơ thể không tích trữ vitamin PP nên không có tình trạng thừa mà chỉ có tình trạng thiếu vitamin PP. Cơ thể thiếu vitamin PP sẽ gây ra các biểu hiện như chán ăn, suy nhược cơ thể, dễ bị kích thích, viêm lưỡi, viêm miệng, viêm da, đặc biệt là vùng da hở như chân, tay. Nếu thiếu vitamin PP ở mức độ nặng, gây viêm da, tiêu chảy và rối loạn tâm thần…

Cần lưu ý, khi bổ sung vitamin PP có thể gây một số tác dụng phụ như giãn mạch ở mặt, nửa trên thân người gây nên cơn bốc hỏa, chóng mặt, buồn nôn. Nếu thấy các triệu chứng bất thường của cơ thể, bạn nên thông báo ngay cho bác sỹ, dược sỹ. 

Vitamin PP có nhiều trong gan, thận, thịt cá, ngũ cốc, mem bia và các loại rau xanh. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung vitamin PP từ các sản phẩm thực phẩm chức năng, vừa đơn giản lại an toàn. 

Bên cạnh đó, để hạn chế tình trạng viêm loét miệng, bạn cũng cần vệ sinh răng miệng thật sạch; Hạn chế ăn các thực phẩm cay nóng, chiên xào nhiều dầu mỡ; Nên uống 2 lít nước mỗi ngày để cơ thể đủ nước và tươi mát. 

Chúc bạn sức khỏe!

An An H+ (ghi)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị