Mẹo ăn nhiều cơm không béo

Nấu cơm với dầu dừa sau đó giữ trong tủ lạnh khoảng 12 giờ, giúp giảm tới hơn 60% lượng calorie trong cơm.

Đổi vị cuối tuần với mòn bò lúc lắc

Chế biến 7 món ăn ngon lạ miệng từ nấm

Mực trứng chiên giòn - Thơm cay “điếc” mũi

3 món gà hầm bổ dưỡng cho sản phụ

Đây thực sự là tin tốt cho những người có "niềm đam mê cơm trắng" nhưng sợ tăng cân. 

Theo các nhà khoa học thuộc Đại học Khoa học hóa chất ở Sri Lanka, với một vài "thủ thuật" với dầu dừa và tủ lạnh, bạn có thể cắt giảm hơn một nửa lượng calorie trong gạo. Tuy nhiên, lời khuyên cho bạn là đừng để cơm trong tủ lạnh quá một ngày trước khi hâm nóng.

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành thí nghiệm 38 loại gạo khác nhau được trồng tại Sri Lanka. Đầu tiên, họ cho thêm một thìa dầu dừa vào nước sôi, cho thêm nửa cốc (105gr) gạo và nấu chín gạo trong vòng từ 20 - 25 phút. Sau đó, họ để cơm nấu chín vào tủ lạnh trong khoảng 12 giờ.

Phương pháp này làm tăng lượng tinh bột đề kháng (RS) trong cơm. Đây là loại tinh bột khó tiêu hóa đối với cơ thể con người. Do vật tinh bột đề kháng không bị cơ thể hấp thụ và chuyển hóa thành năng lượng hay mỡ. Như vậy, chỉ với hai bước đơn giản, lượng tinh bột khó tiêu trong gạo đã tăng lên gấp 10 lần so với bình thường.

Trưởng nhóm nghiên cứu, Tiến sỹ Sudhair James cho biết, phương pháp này có thể làm giảm “khoảng 50 - 60% lượng calorie so với phương pháp nấu truyền thống”. Ông cho biết nhóm nghiên cứu muốn tìm giải pháp dựa trên thực phẩm đề đối phó với "đại dịch" béo phì ở các nước đang phát triển, sử dụng gạo là thực phẩm chính. “Chúng tôi phát hiện ra rằng việc tăng nồng độ tinh bột khó tiêu trong gạo là cách mới để tiếp cận vấn đề”, ông nói.

TS. James giải thích rằng gạo bao gồm cả tinh bột dễ tiêu và tinh bột khó tiêu. Tinh bột đề kháng không bị phá vỡ trong ruột non - nơi các chất carbohydrate thường được chuyển hóa thành glucose và các dạng đường đơn giản khác trước khi thẩm thấu vào mạch máu.

Dầu dừa thấm vào các hạt tinh một trong quá trình nấu cơm, làm thay đổi cấu trúc của tinh bột và biến nó trở nên đề kháng với các enzym tiêu hóa, TS. James giải thích. Điều này đồng nghĩa ít calorie hơn được đưa vào cơ thể.

Tuy nhiên, các nhà khoa học lưu ý rằng ăn cơm hâm nóng lại sau khi để trong tủ lạnh có thể gây ngộ độc thực phẩm. 

Kim Chi H+ (Theo Dailymail)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp