Mẹ đã biết cách đánh rơ lưỡi cho bé chưa?

Rơ lưỡi sạch sẽ giúp trẻ luôn khỏe mạnh

Phân biệt ho do viêm tắc thanh quản và ho gà ở trẻ

Hãi hùng ăn sâu tre: Ngon lạ lùng, có tiền khó mua

Trẻ ho như tiếng chó sủa là vì sao?

Ngồi dưới đất ăn tốt cho sức khỏe

Vì sao cần rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh

Tưa lưỡi là những đốm trắng bên trong bề mặt lưỡi của trẻ

Rơ lưỡi cho trẻ cũng giống như việc chúng ta cần đánh răng, vệ sinh răng miệng hằng ngày vậy. Rơ lưỡi giúp trẻ sạch miệng, đặc biệt là màng sữa trắng còn bám trên lưỡi, tạo thành các mảng trắng dày trên lưỡi. Thông thường lưỡi bé sẽ bị bao phủ bởi một lớp màng trắng, tạo thành mảng dày, điều này gây khó chịu cho bé, dẫn đến biếng bú và có thể mắc phải bệnh nấm lưỡi, tưa lưỡi, đen miệng. Vì thế, mẹ cần phải tiến hành vệ sinh rơ lưỡi cho bé hàng ngày.

Các trường hợp cần rơ lưỡi

- Đối với trẻ bú mẹ hoàn toàn, lưỡi bé khi bú thường xuyên cọ xát với ti của mẹ cũng là cách để loại bỏ những đám tưa lưỡi cho bé. Tuy nhiên, để đảm bảo vệ sinh răng miệng cho bé mẹ nên đánh rơ lưỡi cho bé hàng ngày.

- Nếu bé bú mẹ kết hợp với bú bình thì mẹ nên rơ lưỡi cho bé mỗi ngày sau khi tắm.

- Với bé bù bình hoàn toàn, sữa bột rất dễ đóng cặn làm lưỡi bé bị đẹn, không rơ lưỡi sẽ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm, gây đau rát khiến bé bỏ bú. Mẹ cần phải rơ lưỡi cho bé 2 lần/ngày vào sáng và tối trước khi ngủ.

Cách rơ lưỡi cho trẻ

Khi đánh rơ lưỡi cho bé mẹ cần nhẹ nhàng tránh gây cảm giác đau cho trẻ

Bước 1: Các mẹ cần vệ sinh tay sạch sẽ trước khi rơ lưỡi cho trẻ và chuẩn bị một cốc nước muối sinh lý.

Bước 2: Dùng miếng gạc để rơ miệng cho trẻ cuốn vào ngón tay mẹ, sau đó chấm vào cuốc nước muối sinh lý để giúp miếng gạc được mềm. Bước này, bạn có thể dùng khăn bông mềm hoặc khăn giấy ướt.

Bước 3: Một tay bế trẻ an toàn trên tay, ngón tay bên kia đặt lên miệng trẻ. Rơ miệng cho trẻ từ 2 bên má, sau đó đến các vùng khác trong vòm miệng rồi bắt đầu rơ vùng lưỡi. Đưa tay nhẹ nhàng tránh làm tổn thương lưỡi của trẻ.

Những lưu ý khi rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà

Khi lưỡi bé xuất hiện những mảng bám, mẹ tuyệt đối không được cạy, chà xát hay cố lấy nó ra, điều này chỉ làm cho tình trạng trở nên xấu hơn, nếu lưỡi bé bị chảy máu sẽ rất dễ bị viêm nhiễm.

Rơ lưỡi có thể kích thích làm trẻ nôn ói. Do đó, mẹ nên thực hiện đánh rơ lưỡi cho bé vào lúc bé đói, tốt nhất là vào buổi sáng sau khi trẻ ngủ dậy.

Rơ lưỡi nhẹ nhàng, tránh chà xát mạnh khiến lưỡi trẻ bị nhiễm trùng.

Không nên rơ lưỡi cho trẻ bằng mật ong (đối với trẻ dưới 1 tuổi). Vì lúc này, hệ tiêu hóa của bé khá hoàn thiện, hạn chế tình trạng dị ứng, ngộ độc mật ong vì chất clostridium botulium có trong mật ong gây nguy hiểm cho hệ thần kinh.

Khánh Hương H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ