Mẹ biết gì về viêm tắc tia sữa?

Viêm tắc tia sữa ảnh hưởng đến việc nuôi con bằng sữa mẹ

Trẻ dùng sữa công thức như thế nào thì tốt?

Mẹ ăn gì để có nhiều sữa?

Tiếp tục xuất hiện "vật thể lạ" trong chai sữa đậu nành của Tân Hiệp Phát

Bú sữa mẹ giúp trẻ khoẻ dạ dày

Chưa cấp phép cho sữa "kỳ thị" Việt Nam

Vì sao mẹ bị viêm tắc tia sữa?

Chị Nguyễn Ánh N. (28 tuổi, Nam Định) vừa sinh con đầu lòng, hiện bé đã được 2 tháng tuổi. Sau sinh gần một tháng, chị có hiện tượng đau một bên vú, bầu vú sưng nóng, nhất là mỗi khi sữa xuống, có lúc phát sốt.

TS.BS Lê Thị Thu Hà – Bệnh viện Từ Dũ, TP.HCM cho biết, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời nhất cho bé. Tuy nhiên khi cho con bú, rất nhiều người mẹ lại gặp phải vấn đề với bầu sữa của mình mà điển hình là tình trạng viêm tắc tia sữa. Tuy không phải là bệnh nặng nhưng cần phải giải quyết triệt để vấn đề này để bảo vệ nguồn sữa của bé.

Theo BS. Hà, một số nguyên nhân thường gặp gây viêm tắc tia sữa ở người mẹ như không day đều bầu sữa để thông tia sữa ngay sau khi sinh. Không vắt bỏ sữa thừa khi con bú không hết. Sữa đóng lại lâu ngày gây tắc, nhiễm trùng. Sau khi cho bú không vệ sinh đầu vú. Đặc biệt, tinh thần của người mẹ không tốt như thường xuyên bị căng thẳng, lo âu ảnh hưởng rất lớn đến lưu thông của dòng sữa. Hơn nữa, ăn uống thất thường, cơ thể suy yếu sau sinh nở cũng là nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng này.

Hình minh họa viêm tắc tia sữa  

Xử lý khi bị viêm tắc tia sữa

Khi bị tắc tia sữa, người mẹ cần tận dụng triệt để từng cơ hội cho trẻ bú, bắt đầu từ bên vú "nổi cục" – bởi nếu để vú quá căng sẽ rất khó chịu. Khi ở nhà, nên để vòng một được thông thoáng, nếu mặc áo ngực thì nên mặc size rộng, để hai bầu ngực được thoải mái. Tìm ra tư thế bú thích hợp để trẻ có thể chủ động bú ở những nơi "nổi cục".

Nếu người mẹ không thể cho bé bú được (do tụt đầu vú chẳng hạn) thì vắt sữa ra ly hoặc bình và cho bé uống bằng thìa. Vắt sữa nhiều lần trong ngày nếu thấy cần thiết nhằm tránh ứ đọng sữa. Lưu ý cách vắt sữa bằng tay: Người mẹ rửa tay sạch, ngồi tư thế thoải mái, giữ bình đựng gần vú. Đặt ngón cái lên phía trên vú, núm vú và quầng vú, ngón trỏ ở phía dưới vú, quầng vú, đối diện với ngón cái, đỡ vú bằng các ngón tay khác.

Ấn ngón cái và ngón trỏ một cách nhẹ nhàng về phía trong và vào thành ngực. Ấn vào rồi bỏ ra, lặp lại nhiều lần. Lúc đầu sữa có thể chưa xuống nhưng sau khi ấn vài lần, sữa đã bắt đầu xuống và chảy ra. Tránh xoa bóp hoặc trượt các ngón tay theo da. Tránh ép vào đầu núm vú. Việc ấn hoặc kéo núm vú không làm sữa chảy ra.

Trước khi cho bú, dùng khăn bông ướt chườm lên vú. Khi tắm, nhẹ nhàng massage vùng vú. Người mẹ có thể dùng một chiếc lược răng thưa, bôi một ít dầu dưỡng da dành cho trẻ sơ sinh, rồi từ từ chải nhẹ lên vú, làm vậy có thể giảm bớt hiện tượng nổi cục.

Chỉ cần xử lý kịp thời thì hiện tượng tắc tia sữa sẽ biến chuyển tốt trong vài ngày. Người mẹ có thể bị sốt nhẹ khi căng tức sữa nhiều nhưng cũng sẽ khỏi nhanh sau khi sữa được lưu thông nhờ đắp ấm, xoa bóp, cho bú và vắt sữa. Trong trường hợp, tình trạng không thuyên giảm nên đi khám để được bác sỹ tư vấn. Khi thấy xuất hiện triệu chứng giống như cảm cúm thì nhất thiết phải đi khám ngay.

Bên cạnh đó, người mẹ cần được nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt phải giữ tinh thần luôn thoải mái, tránh lo âu suy nghĩ nhiều. Để tránh tình trạng tắc tia sữa lặp lại, người mẹ cần cho bé bú thường xuyên, day đều bầu vú, vắt sữa ra bình khi bé bú không hết. Lưu ý lau rửa sạch đầu vú bằng nước ấm trước và sau khi cho bé bú và rơ lưỡi cho bé mỗi ngày để giữ miệng và lưỡi bé luôn sạch sẽ.
M.Hiếu H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ