Làm sao để hồi phục sức khỏe sau một đêm mất ngủ?

Một vài tip dưới đây giúp bạn phục hồi năng lượng nhanh chóng sau một đêm mất ngủ

Mất ngủ kéo dài có phải bị sa sút trí tuệ?

Quầng thâm quanh mắt do mất ngủ, thiếu ngủ: Làm sao để xóa mờ?

Tại sao phụ nữ hay bị mất ngủ, khó ngủ khi mang thai?

10 thói quen sau có thể khiến bạn dễ mất ngủ, ngủ không ngon giấc

Thức dậy vào một giờ cố định

Nhiều người có thói quen vớt vát giấc ngủ bằng cách nhấn nút “snooze” - hoãn báo thức. Tuy nhiên, ngủ thêm một vài phút chỉ khiến bạn càng thấy uể oải, mệt mỏi. Tốt hơn hết, hãy thức dậy cùng một thời điểm như mọi ngày, kể cả vào ngày cuối tuần. Điều này giúp bạn duy trì mức năng lượng, khả năng miễn dịch, trao đổi chất bình thường.

Hít thở không khí trong lành

Ăn sáng, đi bộ ngoài trời sẽ giúp bạn nhanh chóng lấy lại năng lượng sau một đêm mất ngủ. Cần chú ý: Đừng sử dụng kính râm. Mục đích của biện pháp này là để đôi mắt tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Bằng cách này, cơ thể sẽ ngừng sản sinh melatonin - hormone khiến bạn buồn ngủ.

Hít thở không khí trong lành giúp bạn tỉnh táo, tập trung hơn

Ánh sáng mặt trời cũng giúp cải thiện tâm trạng. Chúng giúp kích hoạt giải phóng hormone serotonin giúp bạn cảm thấy tốt hơn, sẵn sàng hơn cho một buổi sáng bận rộn.

Không tiêu thụ quá nhiều caffeine

Sau một đêm mất ngủ, bạn có thể uống cà phê trong bữa sáng nhưng đừng tiếp tục uống vào buổi trưa, chiều. Dù cà phê có thể giúp bạn tỉnh táo lúc đầu, nhưng hiệu quả của chúng không kéo dài.

Uống nhiều cà phê, đặc biệt là vào buổi chiều có thể khiến bạn khó ngủ hơn vào ban đêm. Một nghiên cứu năm 2013 trên tạp chí Clincial Sleep Medicine cho thấy, bạn vẫn có thể bị mất ngủ, khó ngủ nếu uống đồ uống có caffeine trong vòng 6 tiếng trước khi đi ngủ.

Dành 25 phút ngủ trưa

Dành 25 phút ngủ trưa giúp khắc phục tình trạng mất ngủ, thiếu ngủ

Một giấc ngủ trưa dài dường như có thể giúp bạn “ngủ bù” cho tối qua. Tuy nhiên ngủ quá lâu có thể khiến bạn chìm vào giấc ngủ sâu, gây ra tình trạng chếnh choáng khi thức dậy. Ngủ quá lâu vào buổi trưa cũng khiến bạn cảm thấy tỉnh táo về đêm, lặp lại nguy cơ mất ngủ, thiếu ngủ.

Tập thể dục

Sau một đêm mất ngủ, bạn có thể bị thiếu năng lượng, đặc biệt là vào khoảng 3 giờ chiều ngày hôm sau. Lúc này, một vài hoạt động thể chất có thể giúp ích.

Một nghiên cứu đăng trên tạp chí Physiology and Behavior cho thấy, chỉ 10 phút leo cầu thang có thể giúp tăng mức năng lượng trong cơ thể tốt hơn khi ăn chocolate.

Các chuyên gia cho biết, nếu bạn cần nghỉ ngơi vào giữa ngày, hãy nghỉ khoảng 25 phút lúc 1 giờ chiều. Nghỉ ngơi lúc này giúp bạn cảm thấy tỉnh táo mà không ảnh hưởng đến giấc ngủ vào ban đêm.

Đi ngủ vào một giờ cố định

Nếu đã thức khuya tối hôm trước, bạn có thể cảm thấy rất buồn ngủ vào 7 giờ tối hôm nay. Dù vậy, bạn vẫn nên cố chờ tới thời gian đi ngủ như thường ngày. Khi cơ thể đã quen với việc nghỉ ngơi vào một thời điểm nhất định, đi ngủ sớm chỉ khiến bạn trằn trọc, mệt mỏi mà không thể ngủ được.

Để đảm bảo giữ được thói quen ngủ đúng giờ, hãy giảm ánh sáng từ các thiết bị điện tử, tránh ăn quá nhiều hay uống rượu bia trước khi đi ngủ.

Trở lại lịch trình hàng ngày

Trở lại lịch trình bình thường sớm sẽ giúp hạn chế ảnh hưởng của việc thức khuya tới cơ thể. Tuy nhiên, một khi thiếu ngủ trở thành một vấn đề mạn tính, hãy cố gắng thay đổi thói quen này bằng cách giảm lượng caffeine tiêu thụ, tập thói quen ngủ sớm hơn…

Vi Bùi H+ (Theo Health)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp