Mất ngủ cả đêm chỉ vì huyết áp thấp

Người bị huyết áp thấp thường hay trằn trọc khi ngủ

Làm sao để tránh biến chứng cho người bị huyết áp thấp?

Người già bị huyết áp thấp phải làm sao?

Thực phẩm cấm kỵ với người huyết áp thấp

Người bị huyết áp thấp nên ăn uống như thế nào?

Nguyên nhân dẫn đến mất ngủ?

Mất ngủ thường được biểu hiện qua những trạng thái khác nhau như: Nằm mãi không ngủ được, giấc ngủ chập chờn, không ngủ một mạch tới sáng, hoặc giấc ngủ trằn trọc, gặp nhiều ác mộng, không được êm dịu bình an. Trên thực tế thì mất ngủ chỉ là dấu hiệu, chứ không phải là một bệnh. Nguyên nhân thông thường gây ra triệu chứng mất ngủ đa phần là do mắc bệnh huyết áp thấp

Huyết áp thấp là khi sức ép của dòng máu lên thành động mạch yếu, làm giảm khả năng co bóp của tim để đẩy máu vào hệ thống tuần hoàn, chính vì vậy, thiếu máu đi nuôi dưỡng não, thiếu oxy cung cấp cho các tế bào thần kinh là điều khó tránh khỏi. Với người bình thường thì huyết áp luôn thay đổi tùy vào từng thời điểm trong ngày, thấp nhất vào ban đêm khi ngủ và cao dần lên khi thức dậy, do đó, tình trạng tụt huyết áp sẽ càng trầm trọng hơn với người có tiền sử huyết áp thấp. Ngoài triệu chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt thì người huyết áp thấp luôn có cảm giác rất thèm ngủ, người mệt mỏi, lúc nào cũng muốn được nghỉ ngơi ngay khi vừa mới thức dậy, nhưng thực chất ban đêm lại hay bị trằn trọc, khó ngủ, đôi khi còn mất ngủ kéo dài.

Huyết áp thấp thường gây ra triệu chứng mất ngủ

Phương pháp điều trị mất ngủ cho người huyết áp thấp

Tạo thói quen ngủ đúng giờ: Để cải thiện tình trạng bị mất ngủ, khó ngủ, các bạn cần tạo cho mình thói quen đi ngủ đúng giờ là tốt nhất giúp cân bằng sinh học trong cơ thể. Theo lời khuyên, người bệnh nên ngủ đủ giấc mỗi ngày (khoảng 8 tiếng). Với người bệnh huyết áp thấp do mất ngủ cần lưu ý ngủ đủ giấc rất quan trọng.

Thức dậy đúng cách: Điều này cũng rất quan trọng đối với người bệnh huyết áp thấp. Nguyên nhân cần thiết phải chú ý đến cách thức dậy được lý giải là do khi ngủ, máy tập trung vào khu vực dạ dày và thiếu máu lên não. Do vậy nếu khi thức dậy đột ngột người bệnh huyết áp thấp có thể bị ngất. Do đó, các bạn cần lưu ý khi tỉnh dậy thì nên nằm thêm một lúc và có thể tập vài động tác đơn giản trên giường sau đó mới đứng dậy và ra khỏi giường.

Người bệnh huyết áp thấp nên hạn chế caffein

Tránh xa các chất kích thích: Hãy hạn chế caffein vì nó có thể gây kích thích thần kinh từ 10 - 12 giờ sau khi uống. Không ăn quá no vào bữa tối. Tránh uống nhiều nước, rượu bia trước khi ngủ dẫn đến việc phải thức giấc nhiều để đi vệ sinh làm bạn tỉnh giấc và khó đi lại vào giấc ngủ. Ngoài ra, bạn nên sử dụng những chế phẩm thảo dược thiên nhiên tốt cho tình trạng sức khỏe của bạn. 

Tăng cường tập luyện thể dục: Đây là biện pháp đơn giản nhất giúp đẩy lùi mất ngủ, huyết áp thấp rất hiệu quả mà không cần dùng tới thuốc. Người bệnh nên thường xuyên vận động phù hợp với thể trạng của mình. Các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, bơi, các trò chơi thể thao được khuyến khích nên thường xuyên vận dụng thực hiện. 

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học: Khi bị huyết áp thấp, bạn nên tạo cho mình một chế độ ăn uống hợp lý, chia làm 3 – 4 bữa ăn mỗi ngày để dễ dàng cho việc tiêu hóa. Nên thêm hơi mặn một chút so với bình thường để giữ nước và tăng lượng máu trong cơ thể để ổn định huyết áp và tăng cường lưu thông máu.

Thùy Trang H+

Trong nghiên cứu đánh giá tác dụng của thực phẩm chức năng viên nén Hồng Mạch Khang trên người huyết áp thấp được thực hiện năm 2010 tại khoa Y học cổ truyền, Đại học Y Hà Nội thì có tới 80% người bệnh huyết áp thấp thường xuyên gặp phải tình trạng mất ngủ, tuy nhiên tỷ lệ này giảm xuống chỉ còn 1,7% sau 60 ngày sử dụng TPCN Hồng Mạch Khang.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch