Đậm đà hương vị cỗ Tết miền Trung

Bánh tét được gói thành hình trụ dài, nhân giống nhân bánh chưng

Cách làm các món ngon cổ truyền miền Bắc dịp Tết (P.2)

Cách làm các món ngon cổ truyền miền Bắc dịp Tết (P.1)

Bánh chưng ngày Tết: Ai không nên ăn?

Ăn Tết hết lo với mứt, kẹo “của nhà làm được”

Ngoài một số tỉnh Bắc Trung Bộ như Nghệ An, Hà Tĩnh vẫn mang sắc thái của cỗ miền Bắc với các món: Bánh chưng, thịt đông, giò lụa, măng hầm giò heo, miến gà, các tỉnh còn lại có nhiều điểm khác biệt so với mâm cỗ miền Bắc hay miền Nam. 

Bánh tét

Bánh tét được gói bằng lá chuối với nhân giống bánh chưng ngoài Bắc gồm gạo nếp, đỗ xanh và thịt lợn, nhưng được gói thành hình trụ dài. Vào những ngày Tết, nhà nào cũng có một cặp bánh trên bàn thờ để thờ cúng tổ tiên. Khi khách đến lễ tết, thăm hỏi cũng được mời ăn một vài khoanh bánh ngon.

Giò bò

Trong các món ngon ngày Tết của các gia đình miền Trung không thể thiếu khoanh giò bò nâu đỏ, xen lẫn là những hạt tiêu sọ đen. Miếng giò bò giòn, có vị ngọt của thịt, vị cay thơm nồng của tiêu sọ, để lại dư vị không thể nào quên.

Giò bò giòn và thơm nồng vị tiêu

Nem chua

Nem chua không chỉ là đặc sản của Thanh Hóa mà đã trở thành món ăn chơi quen thuộc của nhiều vùng miền trên cả nước. Trong mâm cỗ ngày Tết của nhiều tỉnh miền Trung không thể thiếu được những bó nem chua nho nhỏ.

Nem được làm từ thịt lợn xay nhuyễn, trộn với bì, gia vị, tỏi thái lát, lá đinh lăng rồi ủ chua cho lên men đến chín là ăn được. Nem chua có vị chua thanh, giòn giòn, cay cay. Ăn một rồi lại muốn ăn nhiều thêm nữa.

Nem được làm từ thịt lợn xay nhuyễn, trộn với bì, gia vị, tỏi thái lát, lá đinh lăng rồi ủ chua cho lên men đến chín

Bò kho mật mía

Đây là món ăn được nhiều người đánh giá là ngon hoàn hảo, với những miếng thịt bò mềm, mật mía thơm ngọt và cay cay của các gia vị gừng, sả, ớt…

Đây là món ăn được nhiều người đánh giá là ngon hoàn hảo

Thịt lợn ngâm nước mắm

Thịt ngâm nước mắm thơm ngon, đậm đà nhưng lại tốn khá nhiều thời gian thực hiện. Từ khâu chế biến đến khi ăn được phải mất gần 2 tháng. Thịt mua về được ướp với nước mắm, xì dầu và các gia vị khác khoảng 35 ngày. Sau đó, cuộn tròn tảng thịt lại, dùng lạt bó chặt để trong tủ lạnh 7 ngày nữa là có thể ăn được.

Ngày nay, để nhanh có thịt ngâm mắm ăn Tết, nhiều người chọn cách luộc thịt rồi mới ngâm. Chỉ sau 3 ngày là có thể ăn được, mùi vị thịt cũng thơm ngon không kém.

Thịt lợn ngâm nước mắm đậm đà nhưng lại tốn khá nhiều thời gian thực hiện

Dưa món

Để dung hòa các món ăn trong mâm cỗ Tết, có lẽ gia đình nào cũng có món dưa hành muối. Ở miền Trung, món dưa món có phần khác so với miền Bắc và miền Nam, gồm đu đủ xanh, su hào, củ cải trắng, củ kiệu, cà rốt, tỏi ớt được muối lên, ăn chua giòn và đậm vị.

Dưa món - món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ Tết miền Trung

Các món bánh

Nổi bật trong mâm cỗ Tết miền Trung là rất nhiều món bánh đặc sắc của từng vùng miền như bánh in (đặc sản Bình Định), bánh tổ (đặc sản Quảng Nam), bánh su sê hay phu thê (đặc sản Huế), bánh lá răng bừa (đặc sản Thanh Hóa)…

An An H+ (T/h)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp