Ngó lơ magne, rước bệnh vào người

Thiếu magne có thể gây ra các triệu chứng nghiêm trọng

Dễ gặp họa vì thiếu Magne

Magne – bảo bối cho bà bầu

Magne - khoáng chất đánh tan lo âu

Thiếu magne và những bệnh tật nguy hiểm

Magne là chất khoáng có nồng độ cao hàng thứ 4 trong cơ thể. Khoảng 50 – 75% lượng magne trong cơ thể tập trung ở xương (magne kết hợp với calci và phospho trong quá trình tạo xương), đa phần còn lại phân bố ở cơ bắp, các tổ chức mô mềm và một lượng rất nhỏ trong máu (hoặc không có). Hàm lượng magne trong máu luôn được duy trì ở mức ổn định để đảm bảo cho cơ thể hoạt động bình thường.

Nhà phân tích công nghệ thực phẩm Phil Lempert cho biết: “Magne rất quan trọng vì nó cần cho hơn 300 phản ứng sinh hóa trong cơ thể. Magne giúp duy trì chức năng bình thường của cơ và thần kinh, giữ cho nhịp tim ổn định, hỗ trợ hệ miễn dịch khỏe mạnh, giúp xương chắc khỏe, cũng như điều hòa mức đường huyết, giữ huyết áp bình thường và được biết là liên quan với chuyển hóa năng lượng và tổng hợp protein”.

Magne quan trọng cho sức khoẻ nhưng thường bị "ngó lơ"

Trên tất cả khía cạnh, magne đều đóng một vai trò quan trọng trong cơ thể. Tuy nhiên, theo ước tính của các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu thế giới, hơn 80% dân số bị thiếu hụt khoáng chất quan trọng này mà không hề hay biết.

Sự thiếu magne có thể gây ra các triệu chứng đáng kể, bao gồm:

Tăng huyết áp và bệnh tim mạch.

Suy giảm chức năng thận và gan.

Tác động xấu vào peroxynitrite, dẫn đến: Chứng đau nửa đầu, bệnh đa xơ cứng, bệnh tăng nhãn áp hoặc Alzheimer.

Thiếu dinh dưỡng, bao gồm: Vitamin K, vitamin B1, calci và kali.

Hội chứng chân không nghỉ (RLS).

Làm nặng nề hơn hội chứng tiền kinh nguyệt.

Rối loạn hành vi và tính khí thất thường.

Khó ngủ và mất ngủ.

Loãng xương.

Nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc nấm.

Đau và sâu răng.

Yếu cơ và chuột rút.

Liệt dương.

Vì sao sự thiếu hụt magne trở nên phổ biến?

Đất trồng cung cấp đầy đủ magne cho cây (nhất là ngũ cốc, rau củ) cũng làm cho hàm lượng mange tăng cao và có lợi cho người ăn. Bởi lẽ, magne tham gia vào quá trình quang hợp và cả quá trình hô hấp của cây. Cả hai quá trình này là cốt lõi cho hoạt động sống của cây, nhất là các cây ngắn ngày như lúa, ngô, đậu, khoai tây, cũng như các cây dài ngày khác. Đất bạc màu, cạn kiệt các dưỡng chất cũng làm giảm lượng magne có trong cây trồng và từ đó không thể cung cấp đủ magne cho người tiêu thụ.

Rối loạn tiêu hoá cũng dẫn đến kém hấp thu magne và các khoáng chất khác trong ruột, nhất là đối với người già khi mà cơ thể bị lão hoá và suy giảm nhiều chức năng. Bên cạnh đó, việc sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh và thuốc kháng sinh cũng gây ảnh hưởng xấu tới đường tiêu hoá và làm cơ thể không thể hấp thụ magne từ các loại thực phẩm.

Như đã nói, magne có trong thức ăn, được hấp thụ qua ruột, nếu cơ thể sử dụng một lượng magne quá mức thì cũng không có hại nhiều cho sức khoẻ vì lượng magne thừa được cơ thể đào thải qua đường nước tiểu và phân. Tuy nhiên, khi cơ thể thiếu magne thì các chức năng bình thường sẽ bị ảnh hưởng và xảy ra những triệu chứng như trên.

Mời độc giả tìm hiểu về những cách bổ sung magne hiệu quả trong những bài tiếp theo trên Health+.
Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng