Mắc đái tháo đường type 2, làm gì để có thai kỳ khỏe mạnh?

Bạn nên đi khám vaxét nghiệm chỉ số HbA1c thường xuyên hơn trong thời kỳ mang thai

5 xét nghiệm bệnh nhân đái tháo đường nên thực hiện thường xuyên

Bà bầu bị đái tháo đường thai kỳ có nên dùng thuốc?

Bà bầu bị đái tháo đường thai kỳ nên ăn uống như thế nào?

Cách mới xét nghiệm đái tháo đường sau sinh cho phụ nữ đái tháo đường thai kỳ

Chào bạn!

Lo lắng của bạn rất đúng, bởi mỗi người bệnh đái tháo đường cần quan tâm đến tình trạng sức khỏe của mình trước khi mang thai để sinh ra em bé khỏe mạnh.

Cũng giống như bạn, một số phụ nữ đã mắc đái tháo đường (ĐTĐ) type 1 hoặc type 2 trước khi mang thai. Ngoài ra, còn có một loại bệnh ĐTĐ tạm thời chỉ phát triển trong thời kỳ mang thai, gọi là ĐTĐ thai kỳ - có thể biến mất sau khi em bé chào đời. Dù mắc ĐTĐ loại gì, type 1 hay type 2 hay thai kỳ, thì lượng đường trong máu cao đều gây ảnh hưởng đến thai nhi. Với câu hỏi này của bạn, tôi sẽ tập trung vào những điều cần chú ý ở bệnh nhân ĐTĐ type 2 trong thai kỳ.

Phụ nữ ĐTĐ type 2 thường bị thừa cân, cần cố gắng giảm cân, tập yoga, chế độ ăn ít calo để cố gắng thụ thai

Trước hết, tôi sẽ nói về tác hại với thai nhi. Đường huyết luôn ở mức cao hơn bình thường trong thời kỳ mang thai có thể làm tăng nguy cơ sẩy thai hoặc sinh non. Nó cũng có thể gây ra những bất thường ở các bộ phận đang được thành hình của thai nhi. Thông thường, những phụ nữ mắc ĐTĐ sẽ sinh ra những em bé có cân nặng khá lớn, điều này khiến họ phải sinh mổ và đối mặt với một số nguy cơ như nhiễm trùng, vết mổ khó liền, băng huyết sau sinh…

Vì vậy, kiểm soát đường huyết trong suốt thai kỳ là rất quan trọng đối với sức khỏe của em bé và cả bà mẹ. Trong thực tế, việc kiểm soát đường huyết nên bắt đầu từ trước khi mang thai, điều đó có nghĩa việc giữ chỉ số HbA1c của bạn ít hơn 7% (Nồng độ HbA1c cho thấy đường huyết trung bình của bạn trong ba tháng).

Nhiều phụ nữ bị ĐTĐ type 2 thường thừa cân hoặc béo phì. Hãy cố gắng giảm cân bằng cách ăn ít calo và tập thể dục thường xuyên nếu bạn đang cố gắng thụ thai. Điều này sẽ giúp làm giảm lượng đường trong máu của bạn trước và ngay cả trong thời kỳ mang thai.

Nếu thay đổi lối sống không đủ giảm và kiểm soát đường huyết của bạn trong một phạm vi ổn định, bạn cần phải gặp bác sỹ để được điều chỉnh thuốc, tăng liều hoặc chuyển sang loại thuốc khác. Tuy nhiên, thật không may là hiện nay chưa có nghiên cứu nào chứng minh độ an toàn của thuốc điều trị ĐTĐ với thai nhi. Do đó, thường các bà bầu sẽ được đề nghị tiêm insulin để giúp ổn định đường huyết.

Bên cạnh đó, bà bầu cũng phải tuân thủ một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, vừa cung cấp đủ calo cho cả hai mẹ con mà không làm tăng nguy cơ biến chứng do ĐTĐ. Vì lý do đó, bạn nên gặp chuyên gia dinh dưỡng ngay từ có ý định mang thai để được điều chỉnh chế độ ăn uống, để đảm bảo rằng, em bé của bạn được nhận đủ dưỡng chất để phát triển và bạn không tiêu thụ quá nhiều calo.

Cuối cùng, bạn nên xét nghiệm chỉ số HbA1c thường xuyên hơn trong thời kỳ mang thai. Và bạn cũng cần siêu âm thường xuyên hơn để theo dõi sự phát triển của bé. Với sự chăm sóc trước khi sinh và bằng cách kiểm soát đường huyết tốt, bạn có thể mong đợi một thai kỳ an toàn và sinh ra em bé khỏe mạnh.

Chúc bạn sức khỏe và sớm thụ thai!

Tiến sỹ Anthony Komaroff - Trường Y Harvard 

Thông tin cho bạn:
Một thai kỳ khỏe mạnh là mơ ước của tất cả các bà mẹ trên thế giới này. Nhưng bạn mắc bệnh đái tháo đường, điều mơ ước ấy chỉ có thể trở thành hiện thực khi bạn kiểm soát tốt đường huyết. TPCN Hộ Tạng Đường có thể hỗ trợ để bạn thực hiện ước mơ đó. Bạn nên dùng sản phẩm này liên tục 6 tháng trước khi có ý định mang thai.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị