Bụi phổi do ô nhiễm không khí

Nguy cơ mắc bệnh hô hấp, bụi phổi do ô nhiễm không khí ở các thành phố lớn tăng cao

Nhiều người đổ bệnh vì bụi đường

Hướng điều trị mới cho bệnh bụi phổi silic

Coi chừng bệnh bụi phổi silic

Khói rơm rạ - nguyên nhân dẫn đến bệnh hô hấp

Bệnh bụi phổi gây nên do bụi được hít sâu vào trong phổi, sau đó tích tụ thành từng cục lớn dần dẫn đến những tổn thương lớn trong phổi. Có nhiều loại bụi có thể dẫn đến bệnh bụi phổi như: Bụi than, bụi sắt, bụi silic, bụi xi măng, bụi cao lanh, bụi đá, bụi gỗ, bụi bông,… thậm chí các loại lông thú, lông vật nuôi, da động vật,… đều có thể là nguyên nhân dẫn đến bệnh bụi phổi. Tuy nhiên, mỗi loại bụi lại gây nên bệnh bụi phổi khác nhau và mức độ nguy hiểm cũng không giống nhau. Trên thực tế, bệnh bụi phổi silic và bụi phổi bông là hai bệnh phổ biến và nghiêm trọng nhất.

Bệnh bụi phổi thường xuất hiện sau thời gian dài tiếp xúc trong môi trường có hàm lượng bụi cao (thường từ 2 đến 15 năm). Bệnh tiến triển từ từ và âm thầm, giai đoạn đầu thường rất ít triệu chứng, chủ yếu là khó thở khi gắng sức hoặc khi mệt mỏi. Do vậy, người bệnh thường phát hiện bệnh rất muộn, khi bụi đã gây tổn thương nhiều ở phổi. Bệnh bụi phổi là bệnh nguy hiểm có thể gây ra nhiều biến chứng như: Suy hô hấp, viêm phế quản mạn, nhiễm khuẩn cấp tính phế quản phổi, những biến chứng này tăng lên khi thời gian tiếp xúc dài, nồng độ bụi càng cao.

Ô nhiễm khói bụi tại Hà Nội và các thành phố lớn ngày càng nghiêm trọng

Theo kết quả quan trắc môi trường từ đầu năm 2013 tới nay cho thấy, hàm lượng bụi lơ lửng trong không khí ở một số nơi tại Hà Nội đã vượt quá tới 11 lần tiêu chuẩn cho phép. Cụ thể, ở mặt phố Lò Đúc và nút giao thông Ngã Tư Sở vào mùa Hè có nồng độ CO trung bình từ 13,9 - 19,8/m3, vượt tiêu chuẩn cho phép (TCCP) từ 2,7 - 3,9 lần; Nồng độ SO2 từ 0,6 - 0,8mg/m3, vượt 2 - 2,6 lần TCCP. Nồng độ benzen ở mặt phố Lò Đúc cũng cao hơn TCCP 1,5 lần. Nồng độ hơi khí CO, SO2, benzen đo ở mặt phố Lò Đúc cao hơn vị trí cách mặt phố 20m.

Nếu hít phải những hạt bụi có kích thước lớn hơn 0,1 -10 micromet, bụi sẽ lắng đọng sâu trong phổi, lâu dần ảnh hưởng đến phế quản và tiểu phế quản. Những hạt bụi mà đường kính lớn hơn 10 micromet sẽ gây viêm đường hô hấp trên, đặc biệt ở mũi họng, tăng tỷ lệ viêm mũi dị ứng.

Các chuyên gia y tế cho biết, những người có thời gian sống trên 10 năm ở Hà Nội có tỷ lệ mắc bệnh mạn tính về tai mũi họng cao gần gấp đôi so với những người sống ở đây dưới 3 năm.

TS. Hoàng Dương Tùng - Giám đốc Trung tâm quan trắc và Thông tin môi trường (Cục Bảo vệ môi trường) cảnh báo: “Không riêng ở Hà Nội mà không khí tại nhiều đô thị lớn đang ngày càng xuống cấp nghiêm trọng”.

Ông Tùng cho biết: “Một ví dụ đơn giản nhất của việc chúng ta đang sống trong bầu không khí bẩn là nếu đi ngoài đường không bịt khẩu trang thì mặt và trong mũi sẽ bám toàn bụi đen. Nếu đứng trong đám tắc đường thậm chí khó thở, chóng mặt. Điều này trước đây không hề có”.

Để phòng tránh các bệnh hô hấp trong đó có bụi phổi bạn cần thường xuyên đeo khẩu trang, mặt nạ,… khi đi ra đường, hạn chế tiếp xúc với những nơi có hàm lượng bụi cao. Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý phải thở bằng mũi, tránh thở bằng miệng trong môi trường có bụi vì dễ khiến bụi vào phổi hơn, hạn chế nói chuyện, hò hét trong môi trường khói bụi và thực hiện khám sức khỏe định kỳ ít nhất 6 tháng/lần.

Quang Tuấn H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hô hấp