Xu hướng sử dụng xe đạp đang dần quay trở lại ở Việt Nam

Xe đạp có thể sử dụng cho nhiều người, nhiều lứa tuổi, nhiều giới và là một môn thể thao có lịch sử từ lâu.

Đạp xe đi làm có thể làm giảm nguy cơ tim mạch

Thêm bằng chứng đạp xe giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch

Đạp xe thường xuyên dẫn đến rối loạn cương dương?

Thắng đang làm việc tại một ngân hàng ở TP.HCM. Do đặc thù công việc và cuộc sống bận rộn nên Thắng ít có thời gian để vận động hoặc chơi thể thao. Chiều cao chỉ có 1,62m nhưng có thời điểm Thắng vượt mức 70kg nên trông người cậu ấy “vuông vuông” thế nào ấy. Biết là để cho cơ thể phát phì thì không tốt cho sức khỏe cũng như làm cho ngoại hình “khó nhìn” hơn, nhưng vấn đề giảm cân quả là quá khó đối với Thắng trong thời gian dài.

Sau một lần đặt quyết tâm phải giảm cân và suy nghĩ nhiều phương án, Thắng quyết định mua một chiếc xe đạp địa hình với giá 3,5 triệu đồng để đi làm hằng ngày. Theo tính toán của Thắng, quãng đường từ nhà đến cơ quan chừng 7km, mất khoảng 20-25 phút đạp xe cũng không phải là không làm được và cũng không tốn thời gian hơn di chuyển bằng xe máy là bao nên Thắng quyết định đi làm bằng xe đạp.

Từ ngày mua xe đạp, mỗi ngày Thắng có ít nhất từ 40-50 phút thể thao mà không ảnh hưởng gì nhiều đến công việc và cuộc sống. Hôm nào rảnh rỗi, Thắng lại tranh thủ đạp 
xe thêm mấy vòng.

Để rèn luyện sức khỏe, một nhóm bạn hẹn hò đạp xe vào dịp cuối tuần - Ảnh: T.T.D.

Ba tháng đạp xe đi làm, Thắng đã giảm được 8kg. “Điều quan trọng nhất mà lâu nay em tưởng chừng như không thể làm được đó là giảm cân thì nay trở nên đơn giản” - Thắng tâm sự. Thắng còn nói việc đi làm bằng xe đạp vừa có lợi cho sức khỏe, vừa tiết kiệm chút ít tiền bạc và góp phần vào việc bảo vệ môi trường.

Câu chuyện của Thắng làm tôi nhớ lại cách đây mấy năm, lúc tôi còn công tác ở Đồng Nai, “sếp” của tôi cũng từng làm cho cả cơ quan bất ngờ khi bỗng nhiên chuyển từ đi làm bằng xe hơi sang chiếc xe đạp.

Khi tôi hỏi vì sao anh không đi làm bằng xe hơi nữa, anh giải thích: “Chú thấy đấy, tôi đến cơ quan thì chủ yếu ngồi vào phòng lạnh, ra đường thì lại ngồi vào xe hơi nên có vận động, thể dục được gì đâu. Tôi cảm thấy sức khỏe ngày càng đi xuống nên phải tăng cường vận động và đạp xe đi làm là một cách tốt”.

Theo tính toán của anh thì: “Từ nhà đến xưởng hơn 5km, đi xe đạp hết khoảng 15 phút, nếu mỗi ngày một lần đi và một lần về thì tôi đã có được hơn 30 phút tập thể dục. Vừa đạp xe, vừa ngắm cảnh, vừa có lợi cho sức khỏe mà còn tiết kiệm được tiền xăng”.

Ngày nay, trong xu thế hối hả của cuộc sống, của sự phát triển các phương tiện giao thông, tôi vẫn bắt gặp trong bãi xe dành cho cán bộ ở cơ quan tôi những chiếc xe đạp.

Những chiếc xe đạp này đóng vai trò vừa là phương tiện đi làm, vừa là công cụ luyện tập thể thao phục vụ cho việc tăng cường sức khỏe - thứ mà ai cũng rất cần nhưng không phải ai cũng có thể bỏ ra mỗi ngày một ít thời gian để tập thể dục.

Và tôi lại liên tưởng đến việc nhiều câu lạc bộ xe đạp ở TP.HCM được hình thành với nhiều thành viên tham gia, với hình ảnh vào mỗi buổi sáng có rất nhiều người bon bon trên đường Phạm Văn Đồng vừa hít thở không khí trong lành của đất trời, vừa “bảo trì” sức khỏe của mình. Có vẻ như xu hướng trở về của xe 
đạp đang rõ nét dần...

Bác sĩ Ngô Văn Toàn (Bệnh viện Việt Đức, Hà Nội):

Đi xe đạp tốt cho tim mạch, khớp gối...

Có một thuận lợi là xe đạp có thể sử dụng cho nhiều người, nhiều lứa tuổi, nhiều giới và là một môn thể thao có lịch sử từ lâu.

Vì là một môn thể thao, nên đi/đua xe đạp có nhiều ý nghĩa, trong đó có ý nghĩa nâng cao sức khỏe.

Ở nhiều quốc gia tiên tiến, số lượng xe đạp thậm chí còn nhiều hơn số dân, có đường dành riêng cho xe đạp và người dân có ý thức sử dụng xe đạp khi di chuyển để bảo vệ môi trường.

Ở Việt Nam đúng là có xu hướng quay lại sử dụng xe đạp. Sử dụng xe đạp thay cho các phương tiện cơ giới, người dùng có những lợi ích trước hết là bền hơn về thể lực, tốt cho tim mạch và vận động của các chi, đặc biệt là khớp gối.

Tuy nhiên nên chú ý chọn xe đạp vừa người. Ở Mỹ khi bạn mua xe đạp thì người bán sẽ kèm thêm đo chiều dài cánh tay, khoảng cách từ yên xe đến ghi đông... để khi đi xe đạp trên quãng đường dài không mỏi cổ, lưng, khớp háng.

Họ cũng tư vấn cho người mua để làm sao người ta mua chiếc xe vừa vặn với khổ người, không bị ảnh hưởng sức khỏe vì đi xe đạp. Ở Việt Nam chưa có dịch vụ này, người mua nên chú 
ý khi chọn xe.

L.ANH ghi

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp