Lưu ý khi thực hiện lưu trữ máu cuống rốn

Lưu trữ máu cuống rốn là biện pháp hứa hẹn nhiều tiềm năng điều trị bệnh trong tương lai

Bỏ đi cuống rốn, bỏ đi bảo hiểm sinh học trọn đời

Làm sao để lưu trữ miễn phí tế bào máu cuống rốn

Máu cuống rốn mang lại hy vọng cho bệnh nhân bại não

Protein máu cuống rốn giúp trị bệnh chàm?

Các nhà nghiên cứu cho biết, máu ở cuống rốn của trẻ sơ sinh rất giàu tế bào gốc tạo máu, hiện đang được nghiên cứu và sử dụng trong việc cấy ghép, hỗ trợ điều trị cho một số bệnh nhân mắc các bệnh lý như: Bệnh bạch cầu, ung thư hạch, suy giảm miễn dịch và rối loạn chuyển hóa di truyền...

Chính vì những lợi ích đó, mà nhiều bậc cha mẹ ngày nay đã quyết định thực hiện lưu trữ máu cuống rốn của trẻ sơ sinh như một biện pháp phòng ngừa để điều trị bệnh trong tương lai.

Theo ông David Zitlow - Phó Chủ tịch Cao cấp về các vấn đề Cộng đồng tại Cord Blood Registry - Ngân hàng lưu trữ máu cuống rốn lớn nhất thế giới có trụ sở tại Mỹ cho biết: "Chúng ta đang tiến dần đến các phương pháp điều trị thay thế cho phẫu thuật và dược phẩm, bằng cách khai thác các tế bào của chính mình để chữa bệnh".

"Tuy nhiên, các nghiên cứu về lĩnh vực này vẫn chỉ dừng lại ở những bước ban đầu, do đó sẽ cần phải có thêm nhiều các bằng chứng khoa học khác để biết được tiềm năng của các tế bào gốc từ máu cuống rốn. Và thực tế, chúng ta cũng chưa biết được một cách rõ ràng rằng việc lưu trữ tế bào gốc trong bao lâu là khả thi".

Ông David Zitlow khuyến cáo rằng, nếu các bậc phụ huynh có ý định lưu trữ máu cuống rốn của con mình, thì tốt nhất hãy tìm hiểu thật kỹ về phương pháp này. Và nếu có quyết định thực hiện điều đó, dưới đây là một số lời khuyên cho bạn khi chọn "ngân hàng" để lưu trữ:

Đầu tiên, bố mẹ nên tìm hiểu thông tin bằng cách hỏi những người xung quanh, và nhận những lời khuyên từ các bác sỹ và chuyên gia y tế trong lĩnh vực này để có thể liệt kê ra các cơ sở lưu trữ uy tín. Bởi việc lưu trữ tại một cơ sở không đảm bảo có thể khiến máu dây rốn bị mất, hỏng và mất đi công dụng.

Việc tiếp theo bạn cần làm là thu thập các thông tin về các cơ sở đó như: "Ngân hàng" này hoạt động trong bao lâu, cơ sở vật chất ra sao, có giấy phép để thực hiện lưu trữ hay đội ngũ nhân viên ở đây có kinh nghiệm để bảo quản, nuôi cấy và cấy ghép hay không?

Cuối cùng, là so sánh chi phí lưu trữ giữa các cơ sở, lên kế hoạch để thanh toán và đưa ra quyết định cuối cùng.

Dịch vụ lưu trữ tế bào gốc từ cuống rốn đã được thực hiện tại Việt Nam hơn 5 năm qua. Hiện có rất nhiều ngân hàng, bệnh viện và trung tâm lưu trữ tế bào gốc từ cuống rốn trên khắp cả nước.
Quang Tuấn H+ (Theo Fitpregnancy)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Huyết học