Chăm sóc trẻ bị viêm thanh quản ở nhà như thế nào?

Viêm thanh quản là căn bệnh rất phổ biến ở trẻ

Trị viêm thanh quản ở trẻ: Dùng ngay 5 thảo dược tự nhiên

Xông hơi cho trẻ bị viêm thanh quản: Những điều lưu ý

Triệu chứng viêm thanh quản ở trẻ nhỏ

Nguyên nhân dẫn đến viêm thanh quản ở trẻ

Lưu ý khi chăm sóc trẻ bị viêm thanh quản tại nhà

- Đầu tiên, hãy cố gắng giữ cho trẻ thoải mái nhất có thể và khuyến khích trẻ uống nhiều nước để tránh tình trạng mất nước.

- Nếu bác sỹ có kê thuốc kháng sinh, hãy cho trẻ uống đúng theo hướng dẫn và đừng tự ý dừng thuốc khi thấy trẻ đã đỡ ốm hơn.

- Cẩn trọng khi cho trẻ dùng thuốc ho hoặc cảm lạnh, không nên cho trẻ dưới 6 tuổi sử dụng các loại thuốc này khi không có chỉ định của bác sỹ.

- Nếu bé bị trào ngược acid dạ dày, hãy cố gắng giữ cho acid không tràn vào cổ họng và khu vực thanh quản. Hạn chế việc cho trẻ ăn trước khi đi ngủ, tránh các thực phẩm gây kích thích dạ dày như: Thức ăn cay, chua và chocolate... Trong một số trường hợp, bé có thể phải sử dụng thuốc, tuy nhiên hãy nhớ hỏi ý kiến bác sỹ trước.

- Mặc dù, trẻ không nhất thiết phải ngừng nói hoàn toàn, tuy nhiên hãy giữ cho trẻ nói càng ít càng tốt. Dạy cho trẻ cách nói nhẹ nhàng, tránh nói chuyện qua điện thoại hoặc nói chuyện quá to.

- Nếu trẻ bị ho hãy sử dụng các biện pháp giúp làm giảm ho, bởi ho có thể gây kích ứng thanh quản và khiến tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn. Bạn cũng có thể hỏi bác sỹ về việc sử dụng các loại thuốc giảm ho không cần toa.

- Giữ cho trẻ tránh xa các khu vực có khói, bụi,... Không hút thuốc lá hoặc tránh để người khác hút thuốc trong nhà hoặc xung quanh con của bạn.

- Sử dụng máy làm ẩm để tăng độ ẩm không khí trong phòng của trẻ. Điều này giúp làm giảm chất nhầy trong mũi gây ra nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi. Tuy nhiên, nhớ làm theo đúng hướng dẫn sử dụng để tránh những hậu quả không mong muốn.

- Nếu bé bị nghẹt mũi hãy rửa mũi cho trẻ bằng bình xịt nước muối chuyên dụng. Với những trẻ lớn, bạn có thể hướng dẫn trẻ cách xì mũi. Còn đối với trẻ nhỏ, mẹ có thể sử dụng dụng cụ hút mũi để làm sạch nước mũi cho trẻ. Tuy nhiên, hãy nhớ đừng làm điều này quá 5 - 6 lần/ngày.

Khi nào cần đưa trẻ đến bệnh viện?

Nếu thấy trẻ bị sốt cao trên 72h và có các triệu chứng như: Khó thở, thở gấp gáp, môi tím tái, chảy nước dãi nhiều, khó nuốt, mệt mỏi, lơ đãng,... mẹ nên đưa trẻ tới cơ sở y tế càng sớm càng tốt, vì đây có thể là những dấu hiệu cho thấy bệnh đang trở nên trầm trọng hơn.

Quang Tuấn H+ (Theo myhealth)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ