Rối loạn nội tiết có thể khiến bạn luôn thấy mệt mỏi

Rối loạn nội tiết, điển hình như kháng insulin cũng có thể dẫn tới mệt mỏi

8 dấu hiệu rối loạn hormone và cách khắc phục

Độc tố gây rối loạn nội tiết trong kem đánh răng, mỹ phẩm

Đâu là khởi nguồn của rối loạn chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ?

Chất độc gây rối loạn nội tiết có thể tồn tại trong nước sinh hoạt?

Rối hoạn hormone cortisol

Rối loạn hormone cortisol (hormone căng thẳng) không chỉ dẫn tới cảm giác mệt mỏi mà còn có thể làm giảm ham muốn tình dục; gây ra các cơn đau đầu, chóng mặt vào đầu giờ chiều. Rối loạn hormone cortisol cũng có thể khiến bạn thấy thèm ăn mặn và ngọt, làm tăng cao lượng đường huyết.

Kháng leptin

Leptin là hormone kiểm soát cơn thèm ăn và sự trao đổi chất của cơ thể. Khi thiếu năng lượng, leptin sẽ được sản sinh, giúp chuyển tín hiệu tới não để chuyển hóa chất béo. Khi bị kháng leptin, cơ thể sẽ tự chuyển sang chế độ “đói ăn” và liên tục lưu trữ chất béo nhiều  hơn.

Kháng leptin khiến bạn ăn nhiều hơn, gây tăng cân, mệt mỏi

Chính vì vậy, kháng leptin khiến bạn luôn có cảm giác thèm ăn và ăn nhiều hơn, từ đó gây tăng cân và căng thẳng, mệt mỏi.

Kháng insulin

Giống như kháng leptin, kháng insulin cũng là một dạng rối loạn hormone phổ biến, thường gặp nhất ở những người mắc đái tháo đường type 2. Khi cơ thể không thể sử dụng insulin hiệu quả, bạn sẽ không thể chuyển hóa đường thành năng lượng. Điều này khiến bạn luôn cảm thấy thèm đồ ngọt và mệt mỏi, kể cả khi vừa ăn xong.

Rối loạn hormone tuyến giáp

Rối loạn hormone tuyến giáp có thể khiến bạn luôn thấy mệt mỏi

Tuyến giáp có ảnh hưởng tới hầu hết các tế bào trong cơ thể. Chính vì vậy, nếu bị rối loạn hormone tuyến giáp, bạn sẽ dễ cảm thấy mệt mỏi, tăng cân, trầm cảm, suy nhược tinh thần, khô da…

Rối hoạn hormone estrogen

Rối loạn hormone estrogen (hormone sinh dục nữ) cũng có liên quan tới cảm giác mệt mỏi mạn tính, trầm cảm, khô âm đạo, đau đớn khi quan hệ tình dục và tình trạng bốc hỏa, đổ mồ hôi ban đêm ở phụ nữ mãn kinh.

Rối loạn hormone progesterone

Nếu không có progesterone (cũng là một hormone sinh dục nữ) trong cơ thể, lượng hormone estrogen có thể trở nên quá nhiều, dẫn đến cảm giác mệt mỏi, mất ngủ, đau ngực, tăng cân không kiểm soát và thậm chí có thể dẫn tới vô sinh.

Rối loạn hormone testosterone

Hormone sinh dục nam testosterone thấp có thể dẫn đến cảm giác mệt mỏi, thờ ơ. Chưa kể, testosterone thấp cũng có thể gây ra mụn trứng cá, hạ đường huyết, rụng tóc… Hormone testosterone thấp ở nữ giới có thể gây hội chứng buồng trứng đa nang, tăng cân và suy giảm ham muốn tình dục.

Vi Bùi H+ (Theo Thehealthsite)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết