Lựa chọn đồ chơi an toàn cho trẻ như thế nào?

Cần chú ý về kích thước và độ an toàn của đồ chơi cho trẻ

Bé trai đứt bốn ngón tay do chơi xe đạp điện

Bé 4 tuổi nhập viện vì viên pin đồ chơi lọt vào hốc mũi

Môi bé gái biến dạng vì ngậm đồ chơi Trung Quốc

Cảnh giác khi cho trẻ chơi đồ chơi có pin

1. Chú ý khuyến cáo từ nhà sản xuất

Đọc kỹ thông tin của đồ chơi trước khi lựa chọn

Khi lựa chọn đồ chơi, bạn cần làm theo các khuyến cáo về giới hạn độ tuổi chơi từ các nhà sản xuất. Một số đồ chơi lắp ghép có các bộ phận nhỏ có thể gây ngạt thở nếu trẻ vô tình đưa lên mũi, miệng vì vậy bạn nên chú ý đến tất cả các cảnh báo trên bao bì của đồ chơi.

2. Kích thước của đồ chơi

Không mua cho trẻ nhỏ những đồ chơi lọt được qua lõi của cuộn giấy vệ sinh

Với những em bé dưới 3 tuổi, đồ chơi phải có kích thước đủ lớn, ít nhất đường kính của đồ chơi phải từ 3cm trở lên, chiều dài cũng phải trên 6cm, đủ lớn để các con chơi không thể nuốt hoặc bị mắc trong khí quản. Một thí nghiệm nhỏ, ví dụ như ống cuộn cảm có thể xác định xem một đồ chơi có quá nhỏ không. Những ống này được thiết kế để phù hợp kích thước với khí quản của một đứa trẻ, nếu đồ chơi nào lọt được vào bên trong thì những món đồ ấy là quá nhỏ. Nếu bạn không có ống cuộn cảm như vậy, bạn có thể sử dụng lõi cuộn của giấy vệ sinh với mục đích tương tự.

Khi đi mua, bạn nên tránh những đồ chơi như bi, quả bóng với đường kính 4,4 cm hoặc nhỏ hơn. Thậm chí bạn phải để ý với những đồng tiền xu của mình.

3. Chú ý an toàn của đồ chơi

Đồ chơi chạy bằng pin nên có ốc vít hoặc chỗ lắp pin phải an toàn để trẻ em không dễ dàng tháo mở và nghịch pin. Pin và chất lỏng trong pin rất nguy hiểm, nó có thể gây nghẹt thở, chảy máu, bỏng…

Khi kiểm tra độ an toàn cho đồ chơi, bạn cũng nên chắc chắn rằng nó được sản xuất từ một loại nhựa an toàn, vì các bé khi chơi thường hay gặm, nhai đồ chơi. Bạn cũng hãy kiểm tra xem nó có đầu nhọn hoặc các bộ phận nhỏ của đồ chơi như mắt, cánh, các nút ấn… có chắc chắn không, có dễ bị lọt vào miệng trẻ hay không, những bộ phận dài hơn 18cm bạn không nên lựa chọn, nó có thể chọc vào họng của bé…

Chú ý an toàn khi cho trẻ chơi ngựa bập bênh, thú cưỡi...

Những đồ chơi cưỡi lên như thú cưỡi, xe đạp, bập bênh ngựa, xe ô tô điện… cần chú ý dây an toàn để ngăn chặn nguy hiểm xảy ra, và chú ý các khuyến cáo từ nhà sản xuất.

Những đồ chơi handmade cũng không hẳn đã an toàn nếu nó không được qua kiểm tra độ an toàn. Không cho trẻ chơi những đồ chơi cổ từ những năm trước năm 1978 vì có thể loại sơn lúc ấy có chứa chì. Đồ chơi khác như thú nhồi bông, các đồ chơi nhựa bán ở các lễ hội, hội chợ cũng có thể không đáp ứng được đủ tiêu chuẩn an toàn, bởi vậy bạn nên lựa chọn cẩn thận trước khi mua.

5. Kiểm tra danh sách những món đồ chơi không an toàn

Hãy xem danh sách các món đồ chơi đã bị thu hồi do Ủy ban An toàn sản phẩm cho người tiêu dùng (CPSC) trên trang thông tin của họ (ở đây). Bạn cũng có thể tham gia danh sách nhận thông tin về các món đồ chơi bằng cách đăng ý thông qua thư điện tử ở trên trang đó.

Lưu ý an toàn:
- Không bao giờ cho trẻ nhỏ thổi bóng bay, vì chúng có thể bị nghẹt thở khi hít phải khí do chúng thổi bóng phồng lên bởi không kiểm soát được khi thổi.
- Không cho trẻ nghịch máy tính của bạn, nó gồm nhiều bộ phận nhỏ, ví dụ như các nút trên bàn phím, khi bị trẻ cậy nó có thể long ra.
- Những đồ chơi của các anh chị lớn cần để xa tầm tay của trẻ nhỏ.
Ngọc Hoa H+ (Theo Kidshealth)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ