Ổn định đường huyết bằng phương pháp giảm cân

Giảm trọng lượng dư thừa sẽ giúp bạn tầm soát, phòng ngừa biến chứng đái tháo đường

Đái tháo đường type 2 cũng có thể xảy ra ở trẻ em

Ăn gì để "trị" đái tháo đường?

7 loại trái cây không dành cho người bệnh đái tháo đường

Đái tháo đường làm suy giảm ham muốn tình dục ở nữ giới

Các nghiên cứu gần đây khẳng định, chế độ ăn uống và tập thể dục lành mạnh có thể làm giảm tới 60% nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường type 2.

Dưới đây là phần giải đáp thắc mắc của TS. Peter Vash - chuyên gia về dinh dưỡng, giảm cân, đái tháo đường tại Phòng khám sức khỏe Lindora, Trung tâm Khoa học Y tế, Đại học California (Hoa Kỳ) xoay quanh phương pháp giảm cân trong việc hỗ trợ điều trị đái tháo đường type 2. 

TS. Peter Vash

Thưa TS. Peter Vash, giảm trọng lượng dư thừa đã được biết với tác dụng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2, vậy có ích lợi với những người đã được chẩn đoán đái tháo đường hay không? 

Giảm cân không chỉ làm giảm nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường, nó cũng được coi như một phương pháp hỗ trợ điều trị nhờ khả năng ổn định đường huyết. Hiện, có nhiều bệnh nhân đã giảm cân thành công và không hiếm người trong số đó không cần phải sử dụng đến thuốc.

Phải giảm bao nhiêu cân thì bệnh nhân mới bắt đầu thấy được sự khác biệt về mức độ đường trong máu?

Thông thường, người bệnh có thể nhận thấy sự thay đổi về mức đường huyết nếu giảm được từ 5 – 10% trọng lượng cơ thể. Hoạt động thể chất đóng vai trò tương tự như insulin, tức là nó giúp các tế bào nhận được đường để chuyển hóa thành năng lượng. Song song đó, bệnh nhân cũng cần áp dụng một chế độ ăn uống ít calorie và carbohydrate (chất đường bột).

Hoạt động thể chất giúp các tế bào nhận được đường để chuyển hóa thành năng lượng

Người bệnh đái tháo đường cần làm gì để giảm cân được hiệu quả thưa Tiến sỹ?

Khi được chẩn đoán đái tháo đường, người bệnh nên bắt đầu tham gia hoạt động thể chất thường xuyên và giảm tổng số lượng calorie nạp vào qua đường ăn uống.

Cụ thể, về chế độ dinh dưỡng, cần giảm thực phẩm chứa tinh bột, giàu đường, các loại thực phẩm chế biến sẵn. Tăng cường ăn rau xanh, tránh ăn mặn, không ăn nhẹ sau bữa tối hoặc giữa các bữa ăn. Đặc biệt là không uống rượu vì nó có thể làm tăng cân và ảnh hưởng xấu đến việc kiểm soát đường huyết.

Về việc tập thể dục, bệnh nhân có thể đi bộ, aerobic, đạp xe, bơi lội… Thời gian tối thiểu mỗi ngày là 30 phút và người bệnh có thể tăng dần dần thời gian và cường độ tập.

Bệnh nhân đái tháo đường nên lưu ý gì khi bắt đầu một chế độ ăn uống và tập thể dục để giảm cân?

Tôi thường khuyên bệnh nhân bắt đầu một chương trình giảm cân dưới sự giám sát của bác sỹ hay y tá có chuyên môn về quản lý đái tháo đường để phòng ngừa các biến chứng không mong muốn hoặc điều chỉnh thuốc/phương pháp tập luyện khi cơ thể có dấu hiệu lạ.

Bên cạnh đó, dưới sự chăm sóc của bác sỹ, họ có thể kiểm tra, tư vấn cho bạn chế độ dinh dưỡng và các bài tập thể dục phù hợp với bạn trước khi bắt đầu một chương trình giảm cân. Cũng cần lưu ý, đừng cố gắng tự tìm hiểu một mình và thực nghiệm nó mà không có được sự đồng ý từ phía bác sỹ điều trị.

Ông có lời khuyên nào giúp bệnh nhân đái tháo đường bắt đầu và gắn bó dễ dàng hơn với một kế hoạch giảm cân và ổn định đường huyết?

Qua nhiều năm khám và điều trị đái tháo đường, tôi cho rằng mỗi người bệnh nên có một cuốn nhật ký thực phẩm và một cuốn sổ ghi lại quá trình giảm cân và ổn định đường huyết để đạt được hiệu quả tối ưu nhất.

Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể tham khảo việc sử dụng thực phẩm chức năng giúp ổn định đường huyết. Tuy nhiên, trước khi sử dụng thực phẩm chức năng đi kèm với thuốc cần tham vấn ý kiến bác sỹ/dược sỹ.

Đái tháo đường là một bệnh mạn tính, điều đó có nghĩa là bạn sẽ phải chung sống với nó suốt phần đời còn lại. Vì vậy, hãy kiên trì và tuân thủ đúng hướng dẫn điều trị.

Xin cảm ơn những chia sẻ của ông!

M. Hiếu H+ (Theo Healthline)

Sản phẩm TĐCARE với thành phần từ các loại thảo dược như Khổ qua, Dây thìa canh, Thương truật, Linh chi, Sinh địa, Hoài sơn, tảo Spirulina có tác dụng hạ đường huyết, hạ cholesterol và lipid máu. Giúp giảm chỉ số HbA1c, hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường, giúp ngăn ngăn ngừa biến chứng về tim mạch, thần kinh ngoại biên do bệnh đái tháo đường gây ra.

Đối tượng: Dùng cho người bị bệnh đường huyết, người có cholesterol và lipid trong máu cao và người có nguy cơ cao mắc bệnh đái tháo đường.

Giấy xác nhận nội dung quảng cáo: 1102/2015/XNQC-ATTP
* Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
* Thông tin về sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm.
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết