Lịch tiêm chủng nhắc lại cho trẻ

Để phòng bệnh hiệu quả, phụ huynh cần đưa trẻ đi tiêm nhắc lại các mũi vaccine

Vì sao tiêm vaccine bạch hầu rồi vẫn tử vong?

Tiêm vaccine gì để phòng bệnh bạch hầu?

Không tiêm vaccine viêm gan B, trẻ sơ sinh gặp nguy

Trẻ sinh non hưởng lợi nhờ mẹ sớm tiêm vaccine

Các loại vaccine cần tiêm nhắc lại cho trẻ

PGS.TS. Đỗ Sĩ Hiển - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn về Sức khỏe Cộng đồng, nguyên Chủ nhiệm Chương trình TCMR quốc gia: "Sở dĩ cần có các mũi tiêm nhắc lại vì kháng thể bảo vệ có được sau khi tiêm đủ liều một loại vaccine có khả năng giảm dần theo thời gian, do vậy trẻ đã tiêm chủng có thể bị mắc bệnh nếu không được tiêm chủng nhắc lại. Độ bền vững của kháng thể phụ thuộc vào bản chất của vaccine, công nghệ sản xuất, khả năng đáp ứng của cơ thể... Miễn dịch được tạo ra bởi các loại vaccine sẽ giảm dần theo thời gian, đến một lúc nào đó cơ thể không đủ sức chống lại sự tấn công của mầm bệnh và do vậy việc tiêm các mũi nhắc lại để nâng cao hiệu giá kháng thể là rất cần thiết để bảo vệ cơ thể".

Tiêm vaccine là cách phòng bệnh hữu hiệu cho trẻ

Những loại vaccine cần thiết phải tiêm nhắc lại cho trẻ: 

Vaccine não mô cầu: Tiêm nhắc lại vào năm thứ 3 sau mũi tiêm thứ nhất. 

- Vaccine thương hàn: Tiêm nhắc lại sau 2 - 3 năm tại những vùng thường xuyên xảy ra bệnh hoặc có dịch.

- Vaccine uống ngừa bệnh tả: Nên tiêm phòng hằng năm tại các vùng thường xuyên xảy ra dịch cho các đối tượng có nguy cơ phơi nhiễm cao.

- Vaccine cúm: Được tiêm nhắc lại hàng năm trước mùa dịch

Cần tiêm nhắc lại vaccine cúm cho trẻ

- Vaccine sởi: Cần tiêm nhắc lại cho trẻ lúc 18 tháng tuổi nếu tiêm mũi đơn hoặc vaccine phối hợp ngừa 3 bệnh sởi, quai bị, rubella sau 4 năm.

- Vaccine viêm não Nhật Bản: Sau 1 năm tiêm mũi 2 thì tiêm nhắc lại mũi 3. Sau đó 3 – 5 năm nên tiêm nhắc lại.

Vaccine bạch hầu, ho gà, uốn ván: Trẻ được tiêm nhắc lại lúc 18 tháng tuổi. Không nên tiêm nhắc trước lịch quy định. Nếu trễ lịch tiêm nhắc có thể tiêm muộn hơn nhưng không nên để quá 3 tuổi. Sau đó khoảng 5 – 7 năm nên tiêm nhắc lại.

- Vaccine bại liệt: Có thể cho trẻ dưới 5 tuổi uống 2 liều bổ sung cách nhau 1 tháng để nâng cao khả năng bảo vệ cơ thể.

Cha mẹ cần theo dõi phản ứng của trẻ sau tiêm vaccine

Lưu ý gì khi tiêm nhắc lại

Một số vaccine có các phản ứng phụ cao khi tiêm cho trẻ lớn tuổi, do vậy việc tiêm nhắc lại sớm sẽ đảm bảo an toàn cho trẻ. Trong trường hợp quên ngày tiêm trong vòng vài tháng thì khi nhớ ra có thể đi tiêm lại bình thường. Tuy nhiên, nếu thời gian quên kéo dài 1, 2 năm hoặc hơn thì cần đến cơ sở y tế có tiêm chủng để được tư vấn việc tiêm nhắc lại. Với trẻ đã có phản ứng nặng với lần tiêm trước, khi đến kỳ tiêm các mũi nhắc lại, cán bộ y tế cần thận trọng khi quyết định tiêm hay không tiêm.

Tại các vùng có bệnh lưu hành nặng hoặc có dịch, việc tiêm nhắc lại cần được tiến hành sớm theo khuyến cáo của ngành y tế. Ngoài ra, với các loại vaccine có thời gian bảo vệ ngắn như cúm, tả... cần được tiêm chủng hàng năm vào trước mùa dịch, đặc biệt với các đối tượng nguy cơ cao. 

Thanh Tú H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ