Lì xì cho con trẻ: Chuyện nhỏ mà không nhỏ!

Lì xì đầu năm đem lại cái hên, điều lành, điều tốt dịp đầu xuân

Dạy con ứng xử với tiền lì xì Tết

Bí quyết chọn bưởi Diễn chuẩn

Bí quyết kho cá dịp Tết ở làng Vũ Đại

Cách làm mứt dừa dẻo thơm ngon cho Tết ngọt ngào

Những điều du học sinh cần lưu ý khi về đón Tết

Lì xì – Nét đẹp văn hóa của người Việt

Từ nhiều đời nay, lì xì là một trong những phong tục không thể thiếu của dân tộc Việt Nam mỗi khi Tết đến, Xuân về. Theo nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ – Giảng viên Văn học Dân gian, trường ĐH KHXH &NV Hà Nội: “Tặng lì xì là tặng món tiền thể hiện điều lành và may mắn cho đứa trẻ”.

Bắt đầu từ thời khắc giao thừa đến khi hết Tết, những người lớn tuổi trong gia đình sẽ phát lì xì mừng tuổi cho con cháu để lấy may, kèm theo là lời chúc con cháu học hành giỏi giang, ngoan ngoãn. Còn con cháu cũng biếu ông bà, cha mẹ những phong lì xì đỏ thắm để chúc sức khỏe và trường thọ.

Lì xì là những phong bao màu đỏ bên trong chứa tiền mới, gọi là tiền may mắn. Phong bao tượng trưng cho sự kín đáo, không muốn có sự so bì dẫn đến chuyện xích mích, không vui trong ngày Tết. Phong bao mừng tuổi còn tượng trưng cho tài lộc, nhiều người nhận được hay cho đi càng nhiều bao lì xì thì càng tin rằng mình đã phát tài phát lộc...

Lì xì là phong tục không thể thiếu khi Tết đến, Xuân về

Không nên lì xì nhiều tiền cho trẻ

Vào thời điểm trước Tết, nhiều người đã phải rất vất vả mới đổi được tiền mới và tiền lẻ để mừng tuổi. Tuy nhiên, ngày nay lì xì không đơn giản là cầu may nữa, nó cũng đang bị thương mại hóa và mất dần đi ý nghĩa tốt đẹp ban đầu. Vậy lì xì thế nào cho đúng?

Người lớn tuổi lì xì cho người ít tuổi: Theo GS.TS khoa học Trần Ngọc Thêm: “Tục phát vốn, lì xì ngày Tết là một nét đẹp văn hóa truyền thống Việt Nam. Theo phong tục, người lớn phát vốn hay lì xì cho trẻ nhỏ”.

Nguyên tắc của lì xì là trên ban phát cho dưới, người lớn tuổi ban phát cho người ít tuổi, không có ngược lại. Do vậy, nếu con cái lì xì bố mẹ là không đúng với nguyên tắc ban đầu. Con cái chỉ được có quà hoặc sản phẩm của mình để báo công, báo hiếu bố mẹ về thành quả sau một năm lao động. Qua vật đó, chúc bố mẹ sống lâu, khỏe mạnh. Nếu không có sản phẩm, có thể biếu chút tiền để chúc ông bà, bố mẹ mạnh khỏe, sống lâu, không phải lao động vất vả.

Tiền lì xì không cần để ý nhiều, ít: Tiền lì xì có ý nghĩa tượng trưng nhiều hơn là giá trị vật chất. Trước đây, tiền mừng tuổi chỉ là tiền hào, tiền xu mang tính chất tượng tượng trưng, tiền càng lẻ càng tốt. Bởi họ quan niệm tiền lẻ thể hiện sự sinh sôi nảy nở, làm ăn phát đạt trong năm mới. Do vậy, tiền lì xì không quan trọng vấn đề mệnh giá. Khi chuẩn bị tiền lì xì, cần tùy vào khả năng tài chính của bản thân.

Nguồn gốc tục lì xì
Theo truyền thuyết, có một con yêu quái thường xuất hiện vào đêm giao thừa, thích xoa đầu trẻ con đang ngủ ngon giấc khiến chúng giật mình khóc thét lên. Hôm sau, trẻ đau đầu, sốt cao làm các bậc cha mẹ không dám ngủ để canh phòng.
Có một cặp vợ chồng ngoài 50 tuổi mới sinh được mụn con trai. Tết năm ấy, có 8 vị tiên dạo qua nhà, biết trước cậu bé này sẽ gặp tai họa với yêu quái liền hóa thành 8 đồng tiền, ngày đêm túc trực bên bé.
Sau khi chú bé ngủ say, hai vợ chồng lấy giấy đỏ gói những đồng tiền này lại, đặt lên gối con rồi đi ngủ. Nửa đêm, con yêu quái xuất hiện, vừa giơ tay định xoa đầu đứa trẻ thì từ bên chiếc gối lóe lên những tia vàng sáng rực khiến nó kinh hoàng bỏ chạy.
Việc lấy giấy đỏ gói tiền được kể lại cho bà con làng xóm. Mọi người vui mừng, bắt chước làm theo và dần dần trở thành phong tục tiền mừng tuổi đầu năm.
Thanh Tú H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Xã hội