Làm thế nào để tránh bị hạ đường huyết khi dùng insulin?

Hạ đường huyết là một trong những tác dụng phụ khi dùng insulin

Có nên ăn trứng khi mắc bệnh đái tháo đường?

Đái tháo đường dẫn đến trầm cảm như thế nào?

Uống sữa hữu cơ giúp ngăn ngừa đái tháo đường, bệnh tim mạch

Aspirin có thể giảm nguy cơ tử vong do đái tháo đường và suy tim

BS. Jennifer Lincoln - chuyên gia y tế người Mỹ đưa ra một số lời khuyên để tránh bị hạ đường huyết khi dùng insulin:

Như bạn đã biết, insulin có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu, tuy nhiên nó cũng có thể khiến bạn bị hạ đường huyết trong một số trường hợp như: Ăn không đủ carbohydrate, trì hoãn hoặc bỏ bữa ăn, tập thể dục quá sức hoặc sử dụng quá liều insulin...

Các triệu chứng hạ đường huyết bao gồm: Nhức đầu, toát mồ hôi lạnh, mất sức, cảm giác ngứa, run rẩy, đói, khó chịu, hoa mắt, chóng mặt... thường bắt đầu xảy ra khi lượng đường trong máu ở mức dưới 60mg/dl.

Nếu bạn bỏ qua những triệu chứng này, tình trạng hạ đường huyết có thể trở nên tồi tệ hơn, bạn có nguy cơ gặp phải các biến chứng nguy hiểm.

Do đó, để tránh bị hạ đường huyết, bạn cần phải thật cẩn thận khi dùng insulin để cân bằng với các yếu tố khác trong kế hoạch quản lý bệnh của mình. Bên cạnh đó, hãy trao đổi với các bác sỹ tình trạng hạ đường huyết của mình để có được những lời khuyên phù hợp.

Người bệnh đái tháo đường cần thận trọng khi tiêm insulin để tránh bị hạ đường huyết

Dưới đây là một số điều bạn có thể tham khảo để đối phó khi bị hạ đường huyết:

Đầu tiên, nếu bạn gặp bất cứ triệu chứng nào của hạ đường huyết như đã kể ở trên, hãy lập tức kiểm tra lượng đường trong máu. Nếu thấy nó dưới 60mg/dl, hãy làm theo những hướng dẫn này:

- Ăn hoặc uống một thứ gì đó có chứa khoảng 15gr carbohydrate, tương đương với khoảng 120 - 180ml nước ép trái cây hoặc soda thông thường, 3 - 4 viên glucose hoặc 240ml sữa ít béo.

- Nghỉ ngơi khoảng 10 - 15 phút, sau đó kiểm tra lại mức đường huyết của bạn. Nếu nó vẫn không tăng lên trên 60mg/dl, hoặc nếu bạn vẫn cảm thấy các triệu chứng của hạ đường huyết, hãy ăn/uống thêm 15gr carbohydrate nữa.

- Khi mức đường máu của bạn đã ở một phạm vi an toàn, bạn cần phải chắc chắn rằng nó sẽ không giảm nữa trong một vài giờ tới. Nếu bữa ăn tiếp theo của bạn được lên kế hoạch trong vòng 30 phút sau đó, hãy ăn ngay. Tuy nhiên, nếu hơn 30 phút, hãy ăn một bữa ăn nhẹ trước với đủ carbohydrate và protein.

- Cuối cùng, ghi lại thật kỹ mức thay đổi của lượng đường trong máu vào sổ ghi chép theo dõi đường huyết để các bác sỹ có thể kiểm tra sau đó.

Việc sử dụng insulin an toàn, đúng cách có thể giúp bạn đạt được mục tiêu về kiểm soát lượng đường trong máu và ngăn ngừa các biến chứng của bệnh đái tháo đường.

Quang Tuấn H+ (Theo Bundoo)

Gợi ý sản phẩm thực phẩm chức năng TĐCare giúp ổn định đường huyết

Thực phẩm chức năng TĐCARE được kết hợp từ 7 thảo dược quý (Khổ qua, dây thìa canh, tảo spirulina, thương truật, linh chi, sinh địa, hoài sơn) giúp hạ đường huyết, hỗ trợ làm giảm cholesterol máu. TPCN TĐCARE làm giảm chỉ số HbA1c, giảm các nguy cơ biến chứng của bệnh đái tháo đường, phòng bệnh cho các đối tượng có nguy cơ cao.
Vui lòng truy cập www.tdcare.vn hoặc gọi1900 6436 để biết thêm chi tiết.
XNQC: 1102/2015/XNQC-ATTP
*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.**Thông tin sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết