Những điều bạn buộc phải biết khi dùng thuốc trì hoãn ngày "đèn đỏ"

Những điều bạn cần biết thuốc trì hoãn kinh nguyệt.

Chu kỳ kinh kéo dài, muốn có thai cần dùng sản phẩm này

25% đàn ông cũng có "chu kỳ kinh nguyệt"

Ra máu bất thường giữa chu kỳ kinh có nguy hiểm?

Kinh nguyệt kéo dài 1 tuần có nguy hiểm?

Thuốc trì hoãn kinh nguyệt là gì?

Thuốc trì hoãn kinh nguyệt là loại thuốc có chứa hormone progesterone và được sử dụng vào khoảng 3 - 4 ngày trước ngày dự kiến có kinh để trì hoãn kinh nguyệt vì một vài lý do nào đó.

Các loại thuốc trì hoãn kinh nguyệt?

Có nhiều loại thuốc trì hoãn kinh nguyệt có sẵn trên thị trường. Tuy nhiên, thuốc có chứa progesterone thường được sử dụng hơn vì chúng mang lại hiệu quả và an toàn hơn so với các thuốc khác.

Thuốc trì hoãn kinh nguyệt hoạt động thế nào?

Hormone estrogen được sản sinh trong nửa đầu của chu kỳ kinh nguyệt kích thích sự phát triển của niêm mạc tử cung. Hormone progesterone được sản sinh ở nửa sau của chu kỳ, hỗ trợ sự phát triển của niêm mạc tử cung. Vì vậy khi giảm progesterone, niêm mạc tử cung bong ra, gây chảy máu kinh nguyệt. Việc dùng thuốc trì hoãn kinh chứa hormone progesterone, progesterone từ bên ngoài không cho phép niêm mạc tử cung bong ra, do vậy có tác dụng trì hoãn kinh nguyệt.

Uống thuốc như thế nào và khi nào?

Nên uống thuốc trì hoãn kinh nguyệt khoảng 3 - 4 ngày trước ngày dự kiến có kinh

Nếu muốn trì hoãn chu kỳ của mình, bạn phải bắt đầu uống thuốc khoảng 3 - 4 ngày trước ngày dự kiến có kinh và tiếp tục uống cho đến ngày bạn muốn trì hoãn kinh. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến các bác sỹ phụ khoa trước khi sử dụng các loại thuốc này. Dựa theo cân nặng, chu kỳ kinh nguyệt và những vấn đề sức khỏe khác của bạn, bác sỹ sẽ kê cho bạn liều thuốc thích hợp.

Bao lâu thì bạn sẽ có kinh sau khi ngừng dùng thuốc?

Khi ngừng dùng thuốc, sự suy giảm đột ngột các hormone sẽ khiến cho kinh nguyệt xuất hiện, bạn có thể sẽ có kinh ngay sau khi ngừng dùng thuốc. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, có thể cần 10 - 15 ngày để kinh nguyệt trở lại.

Điều này khác nhau ở từng người và nếu không thấy có kinh sau 15 ngày không dùng thuốc thì bạn cần đi khám để tìm nguyên nhân chính xác.

Sử dụng thuốc trì hoãn kinh nguyệt có an toàn không?

Việc sử dụng thuốc trì hoãn kinh nguyệt lần đầu không gây hại lắm cho sức khỏe phụ nữTuy nhiên, bạn không nên biến việc này trở thành thói quen thường xuyên vì những thuốc này ức chế hormone tự nhiên của cơ thể. 

Bạn chỉ nên sử dụng trong những trường hợp bất đắc dĩ và cần ngừng dùng thuốc càng sớm càng tốt.

Thuốc trì hoãn kinh nguyệt có giống thuốc tránh thai?

Thuốc trì hoãn kinh nguyệt và thuốc tránh thai hoàn toàn khác nhau

Phần lớn mọi người đều tin rằng, thuốc trì hoãn kinh nguyệt và thuốc tránh thai đều giống nhau nhưng thực tế không như vậy. Thuốc tránh thai ngăn rụng trứng, vì vậy phòng ngừa mang thai ngoài ý muốn. Còn huốc trì hoãn kinh nguyệt hoạt động ở niêm mạc tử cung và không có ảnh hưởng tới sự rụng trứng. Do vậy, nó không có tác dụng ngừa thai.

Thuốc trì hoãn kinh có gây tác dụng phụ?

Vì thuốc trì hoãn kinh nguyệt chứa progesterone nên tác dụng phụ của thuốc này cũng giống như tác dụng phụ do thừa progesterone, bao gồm: Trướng bụng, nổi mụn trứng cá và thay đổi tâm trạng do mất cân bằng hormone trong cơ thể.

Thuốc luôn có tác dụng?

Trong phần lớn trường hợp, loại thuốc này giúp trì hoãn kinh nguyệt mà không có gây ra bất cứ triệu chứng nào nguy hiểm. Không có nhiều trường hợp báo cáo về sự kém hiệu quả của thuốc. Tuy nhiên, cần tư vấn của bác sỹ phụ khoa trước khi sử dụng thuốc vì những ảnh hưởng sức khỏe của nó và cần ngừng dùng thuốc để tránh biến chứng.

Khi nào nên tham khảo ý kiến ​​bác sỹ phụ khoa?

Nên tham khảo ý kiến bác sỹ phụ khoa ít nhất 1 tuần, hoặc 10 ngày trước khi đến kỳ kinh nguyệt. Không nên dùng loại thuốc này kết hợp với các loại thuốc kê đơn cũng như thuốc viên có nhiều tác dụng lên cơ thể. Ngoài ra, nếu sau 10 - 15 ngày dùng thuốc mà chưa có kinh không rõ nguyên nhân, bạn cũng cần đi khám để biết được nguyên nhân và tìm cách xử lý kịp thời.

Mai Anh H+ (Theo TheHealthsite)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Phụ khoa