Làm thế nào để hạn chế đường hóa học aspartame trong thực phẩm?

Đường hóa học aspartame có nhiều trong nước ngọt

Cảnh giác với loại đường vàng óng, có mùi thơm

Vai trò của ăn chay trong điều trị đái tháo đường

Tìm ra cách "diệt" virus HIV

Những tiến bộ trong điều trị đái tháo đường

1. Đọc nhãn thực phẩm

Khi cầm một sản phẩm trên tay, trước hết, hãy bỏ qua những thông tin dinh dưỡng do aspartame thường không được viết trên thông tin dinh dưỡng. Mấu chốt ở đây là, hãy xem có từ "Có Phenylalanine" trên nhãn hay không. Nếu có, không sử dụng loại thực phẩm này bởi phenylalanine là một thành phần trong nhóm aspartame.

2. Không uống nước soda

Soda hầu như luôn luôn có chứa aspartame, tốt nhất nên hạn chế loại thức uống này hoặc kiểm tra nhãn có thành phần aspartame hoặc chứa phenylalanine hay không.

3. Giảm bớt thực phẩm chứa nhiều aspartame

Các loại thực phẩm chứa nhiều aspartame bao gồm: Soda, kẹo cao su, trà ngọt đóng chai, sữa chua và các loại ngũ cốc. Đặc biệt, cần hạn chế các loại nước ngọt đóng chai vì đây là loại thức uống chứa nhiều aspartame. Thay vào đó, bạn có thể mua các loại hoa quả tự nhiên để ép, xay thành nước uống giải nhiệt trong mùa hè.

Nên uống trà tự pha ở nhà và tốt nhất không nên cho thêm đường vì nó có thể làm giảm tác dụng tốt với sức khỏe của trà. Không mua trà đóng chai hoặc đóng hộp bởi chúng thường chứa aspartame và nhiều chất tạo ngọt khác.

Nên mua 100% các loại thực phẩm hữu cơ. Đây là loại thực phẩm được đảm bảo không chứa aspartame, phụ gia thực phẩm và thuốc trừ sâu.

M. Hiếu H+ (Theo WikiHow)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng