Làm sao phát hiện thoái hóa điểm vàng?

Thoái hóa điểm vàng để lâu dễ gây mù lòa

Điều trị thoái hóa điểm vàng hiệu quả nhờ ăn uống

5 cách để bảo vệ đôi mắt khỏi thoái hóa điểm vàng

Hướng điều trị mới nhờ phát hiện gene dẫn tới thoái hóa điểm vàng

Dùng aspirin thường xuyên có gây thoái hóa điểm vàng?

Triệu chứng thoái hóa điểm vàng

Bị mờ thị lực ở vùng trung tâm: Triệu chứng AMD thường phát triển dần dần và bệnh nhân thường không bị đau mắt vì vậy rất khó để phát hiện. Triệu chứng đầu tiên của AMD là nhìn hình ảnh đang rõ ràng biến thành mờ, sau đó phần trung tâm của vật có thể xuất hiện đốm đen và phình to ra (mất trung tâm). Theo thời gian, đốm đen đó sẽ ngày càng trở nên lớn hơn nếu bệnh nhân không được điều trị sớm. Thoái hóa điểm vàng chỉ ảnh hưởng đến thị lực ở vùng trung tâm vì điểm vàng (võng mạc) nằm ở phần trung tâm. Điểm vàng giúp nhận biết độ sắc nét, màu sắc và độ rõ của hình ảnh. 

Hình ảnh bị biến dạng: Một triệu chứng phổ biến của AMD là hình ảnh bị biến dạng kỳ lạ khi nhìn vào. Hình ảnh có thể bị bóp méo hoặc đường thẳng có thể biến thành lượn sóng hoặc cong. Ngoài ra người bị thoái hóa điểm vàng cũng có thể gặp hiện tượng ảo giác.

Người bệnh thường bị mất thị lực trung tâm khi bị thoái hóa điểm vàng

Hình ảnh bị biến dạng khiến cho người bệnh gặp khó khăn khi lái xe, đọc sách và nhận diện khuôn mặt… Thoái hóa điểm vàng thường ảnh hưởng đến cả 2 mắt cùng một lúc tuy nhiên có những trường hợp người bệnh chỉ bị 1 mắt vì vậy bạn không hề nhận ra những thay đổi ở mắt của mình cho đến khi mắt còn lại bị ảnh hưởng. 

Không nhìn rõ khi ánh sáng kém: Triệu chứng của thoái hóa điểm vàng là người bệnh gặp khó khăn để thích nghi với nguồn ánh sáng thấp, ví dụ trong nhà chỉ hơi tối một chút là bạn cảm thấy chẳng phân biệt rõ được thứ gì. Nếu bạn nhận thấy mình cần ánh sáng cường mạnh hơn khi đọc sách hoặc làm việc, chẳng hạn như phải dùng đến 2 bóng đèn thay vì 1 bóng như trước đây thì có thể bạn đang bị thoái hóa điểm vàng.

Thoái hóa điểm vàng không ảnh hưởng đến tầm nhìn ngoại vi vì vậy nó không gây mù hoàn toàn. Tuy nhiên theo các bác sỹ nhãn khoa, người bị thoái hóa điểm vàng không được phép lái xe hoặc vận hành máy móc nặng.

Cách khắc phục và phòng ngừa thoái hóa điểm vàng

Hiện nay chưa có phương pháp nào có thể điều trị bệnh thoái hóa điểm vàng, nhưng khi mắc bệnh không có nghĩa là bệnh nhân sẽ bị mất thị lực hoàn toàn. Bởi vì điều đó phụ thuộc vào việc tình trạng bệnh của bệnh nhân cần được phát hiện sớm để có những biện pháp hạn chế sự tiến triển của bệnh. Do đó việc khám mắt định kỳ để phát hiện những dấu hiệu của các bệnh về mắt là vô cùng quan trọng để bảo vệ đôi mắt của bạn luôn sáng khỏe.

Khám mắt định kỳ giúp phát hiện sớm thoái hóa điểm vàng

Các biện pháp thường được áp dụng điều trị bệnh hiện nay gồm: Phẫu thuật laser quang đông (sử dụng tia laser nóng); quang trị liệu bằng verteporfin (sử dụng tia laser không toả nhiệt cùng với một loại thuốc tiêm tĩnh mạch để khép kín và ngăn chặn hoặc làm chậm sự tiến triển của bệnh); thuốc đặc hiệu đưa vào mắt bằng cách tiêm để ngăn chặn sự phát triển của các mạch máu bất thường.

Tuy nhiên, các phương pháp này chủ yếu chỉ nhằm mục tiêu làm chậm hoặc ngăn chặn sự phát triển của bệnh thoái hoá điểm vàng. Vì vậy, chú ý đến việc phòng ngừa bệnh này vẫn là yếu tố quan trọng hàng đầu. Mỗi khi có rối loạn về thị lực, đặc biệt khi có dấu hiệu mờ, méo hoặc mất trung tâm của vật, bạn cần đi khám để chẩn đoán và điều trị ngay. Ngoài ra, bạn có thể làm giảm nguy cơ tiến triển của AMD bằng cách bổ sung dinh dưỡng cho mắt với vitamin B12 và các chất chống oxy hóa.

Theo kết quả nghiên cứu của Viện mắt quốc gia Mỹ (NEI), việc kết hợp chất chống oxy hóa (điển hình như Lutein, Zeaxanthine, Acid Alpha Lipoic) và kẽm có thể giúp làm giảm 25% nguy cơ tiến triển AMD và giảm 19% nguy cơ mất thị lực ở người bệnh.

Thanh Tú H+ (Theo Wiki How)


Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Mắt