Làm sao để trị thủy đậu mà không để lại sẹo?

Người bị thủy đậu không nên kiêng tắm

Phát hiện ổ dịch thủy đậu trong trường học

Bệnh thủy đậu, quai bị lan trong trường học tại TP.HCM

TPHCM: Bệnh truyền nhiễm tấn công 7 trường học

Cẩn trọng: Miền Bắc bước vào mùa thủy đậu

BS Nguyễn Thị Thu Trang - BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương, cho biết:

Chào cháu!

Bệnh thủy đậu do virus Varicella zoster gây ra. Thủy đậu rất dễ lây truyền qua đường hô hấp và qua tiếp xúc dịch tiết. Biểu hiện của thủy đậu là các mụn nước mọc trên da kết hợp với các triệu chứng khác như sốt, mệt mỏi, đau người, đau đầu. Bệnh do virus gây nên vì vậy không có thuốc điều trị đặc hiệu và chỉ có điều trị triệu chứng, dự phòng biến chứng. Bệnh thủy đậu đa số lành tính, tuy nhiên một số trường hợp có thể gặp các biến chứng do bội nhiễm, viêm phổi...

Thông thường các nốt mụn nước thủy đậu từ khi xuất hiện cho đến khi lành mất 5 - 7 ngày nếu không có bội nhiễm. 

Nguyên tắc điều trị thủy đậu là tránh nhiễm trùng, vì thế nếu kiêng tắm rửa, cơ thể bị bẩn dẫn đến ngứa khiến người bệnh gãi nhiều, càng dễ nhiễm trùng. Khi bị thủy đậu vẫn nên tắm toàn thân và sử dụng xà phòng và nước ấm khi tắm; Nên tắm nơi kín gió và tránh làm vỡ các mụn nước khi tắm. Cháu cũng nên ăn uống đủ dinh dưỡng, ăn thức ăn dễ tiêu hóa để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. 

Để hạn chế sẹo sau khi bị thủy đậu, trong thời gian bị thủy đậu, cháu không nên gãi làm vỡ nốt mụn khiến dịch trong mụn  nước thủy đậu lan rộng. Nốt mụn thủy đậu bị vỡ sẽ khiến da bị trầy xước và khiến vi khuẩn bên ngoài dễ dàng xâm nhập gây nhiễm khuẩn và sau này sẽ để lại sẹo lõm.

Chúc cháu sớm khỏi bệnh!

Gia Hân H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị