Làm vết thương chóng lành từ kỹ thuật cấy nano

Kỹ thuật cấy hạt nano hứa hẹn sẽ giảm thời gian điều trị với các vết thương

Khi nào nên để ý đến "vết thương vặt"?

Miếng dán giúp vết thương chóng lành

Chớ xem thường những vết thương nhỏ

Liệt tay vì chủ quan với vết thương nhỏ

Liệt tay vì chủ quan với vết thương nhỏ

Các nhà khoa học trường Cao đẳng Y khoa Albert Einstein thuộc Đại học Yeshiva (Mỹ) cho biết, họ đã thử nghiệm kỹ thuật cấy hạt nano để chữa lành nhanh vết thương trên da của chuột. Kỹ thuật này đã cho một kết quả khá khả quan khi nó làm giảm một nửa thời gian cần thiết để các vết thương trên da lành lại so với những con chuột không được điều trị bằng phương pháp này.

GS. David J. Sharp - Khoa Sinh lý học và Vật lý sinh học, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết: "Kỹ thuật cấy hạt nano lên tổ chức da giúp các vết thương nhanh lành, bao gồm các vết thương do bỏng, vết mổ phẫu thuật, loét da mạn tính, vết lở loét do bị bệnh đái tháo đường...".

Theo GS. David J. Sharp và các cộng sự, kỹ thuật mới này được xây dựng dựa trên công trình nghiên cứu trước đó. Nhóm đã phát hiện một loại enzyme được gọi là "fidgetin-like 2" (FL2), FL2 tác động lên các tế bào da, giúp chúng di chuyển đúng về phía vết thương và tập trung chữa lành nó. 

Sau khi khám phá ra enzyme FL2, ông Joshua Nosanchuk - Giáo sư Y khoa tại Einstein và các bác sỹ điều trị bệnh truyền nhiễm thuộc Trung tâm Y tế Montefiore của trường, đã phát triển một kỹ thuật làm lành nhanh vết thương bằng cách ngăn cản gene mã hóa ra FL2 từ việc ức chế các phân tử RNA (siRNAs).

Vào ngày thứ 14, vết bỏng được điều trị bằng thuốc ức chế phân tử nano mang FL2 (bên phải) đã trông giống như da bình thường (bên trái), trong khi các vết bỏng không được điều trị (ở giữa) thì không

Tuy nhiên, GS. Sharp cho biết: "Phương pháp ngăn enzyme FL2 bằng các siRNAs sẽ không cho được hiệu quả cao bởi những tế bào, đặc biệt bên trong một cơ thể sống sẽ nhanh chóng bị giảm sút trước khi tới được tổ chức da bị thương". Chính vì vậy, để giải quyết nhược điểm trên, nhóm nghiên cứu đã sử dụng các hạt nano để bảo vệ các phân tử siRNA, đồng thời có tác dụng "chở" chúng tới một cách nhanh chóng đến tổ chức da đang bị tổn thương.

Do đó, nhóm đã kết hợp đưa FL2 - siRNAs vào bên trong các hạt nano và cấy chúng vào những con chuột có vết thương da bị hở do cắt hoặc do bỏng. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, các vết thương trên da trên những con chuột được chữa lành nhanh hơn nhờ sự giúp đỡ của các hạt nano chứa chất ức chế FL2 so với những con chuột không được điều trị bằng kỹ thuật này.

GS. Sharp cho biết: "Các vết thương được đã lành lại chỉ sau một nửa thời gian so với những con chuột không được áp dụng phương pháp cấy nano. Sau khi cấy, thân nhiệt của chuột ổn định, các mô tái sinh tốt, bao gồm cả các nang tóc và mạng lưới collagen hỗ trợ của da". Trong vài tháng tới, GS. Sharp cùng các đồng nghiệp sẽ thí nghiệm nghiên cứu các vết thương được chữa lành bằng hạt nano trên da của lợn, có cấu trúc tương tự như da người. GS. Sharp mong rằng, trong tương lai gần, kỹ thuật này sẽ được đưa vào thực tiễn trong việc hỗ trợ điều trị các vết thương cho người bệnh.

M.Hiếu H+ (Theo Medicalnew)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn