Phải làm gì nếu bạn nghi ngờ mình mắc bệnh Parkinson?

Liệu bị run tay chân, hay té ngã có phải là mắc bệnh Parkinson?

Tái tạo thành công dao động não ở người bệnh Parkinson

4 nguyên nhân có thể gây ra bệnh Parkinson

Làm thế nào để nhận biết sớm các dấu hiệu bệnh Parkinson?

7 điều về biện pháp kích thích não sâu cho người bệnh Parkinson

Biết về một số nguy cơ gây bệnh Parkinson, đặc biệt là yếu tố di truyền

Chỉ có 1 - 2% người bệnh Parkinson có gene gây bệnh trực tiếp. Đa số người dân chỉ có gene liên kết với căn bệnh này, có nghĩa là họ có nguy cơ cao mắc bệnh chứ không nhất định sẽ phát triển bệnh.

Một khi các gene liên kết với bệnh Parkinson kết hợp với các gene di truyền và các yếu tố môi trường khác, bạn có thể phát triển bệnh Parkinson. Theo đó, có khoảng 15 - 25% người mắc Parkinson là do di truyền.

Ngoài ra, tuổi tác cũng là một trong các yếu tố gây bệnh. Theo đó có 2 - 4% những người trên 60 tuổi sẽ mắc bệnh Parkinson.

Di truyền là một yếu tố phát triển bệnh Parkinson

Đến gặp bác sỹ

Bệnh Parkinson thường khó chẩn đoán ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên, phát hiện bệnh sớm có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh, giúp họ kéo dài tuổi thọ. Chính vì vậy, nếu bạn nhận thấy mình có từ 2 dấu hiệu nhận biết sớm bệnh Parkinson như run tay chân, cứng cơ, chuyển động chậm chạp, nuốt nghẹn, giọng nói nhỏ dần,… trở lên, hãy tới khám bác sỹ để được tư vấn cụ thể nhất.

Các bài tập đánh giá

Hiện vẫn chưa có các xét nghiệm chẩn đoán chính xác bệnh Parkinson, chính vì vậy các bác sỹ sẽ phải dựa vào các bài tập đánh giá để quan sát khả năng hoàn thành một số hoạt động đơn giản của bạn.

Các bài tập này có thể bao gồm: Khả năng sử dụng cơ mặt, tình trạng run tay chân khi cơ thể đang ở trạng thái nghỉ ngơi, tình trạng cứng cơ bắp, khả năng đứng lên đột ngột mà không chóng mặt, khả năng lấy lại cân bằng nhanh chóng…

Ngoài ra, các bác sỹ cũng có thể thực hiện một số xét nghiệm bổ sung (xét nghiệm máu, chụp cắt lớp…) để loại trừ các căn bệnh khác có thể gây ra triệu chứng run tay chân, mất thăng bằng… tương tự bệnh Parkinson.

Nên lưu ý, Parkinson là một bệnh tiến triển theo thời gian. Chính vì vậy nếu không phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu mà các triệu chứng vẫn tiếp diễn, hãy thử kiểm tra lại bệnh khi các triệu chứng bệnh có dấu hiệu nghiêm trọng hơn.

Hãy hỏi bác sỹ về các biện pháp điều trị Parkinson

Một số hoạt chất trong các thảo dược Thiên ma, Câu đằng có khả năng ngăn chặn sự mất đi dopamine - chất dẫn truyền thần kinh trong não, chống lại quá trình thoái hóa não, giảm triệu chứng run tay chân, cứng cơ, làm chậm tiến triển của bệnh Parkinson.

Nếu các bác sỹ cho rằng bạn mắc bệnh Parkinson, đừng quá lo lắng vì vẫn có một số biện pháp giúp điều trị các triệu chứng bệnh. Các bác sỹ có thể gợi ý bạn sử dụng một hoặc một vài thuốc điều trị. Hãy chú ý uống thuốc theo chỉ dẫn, không bỏ liều hay dùng quá liều. Điều này sẽ giúp các bác sỹ đánh giá chính xác mức độ cải thiện/không cải thiện các triệu chứng bệnh.

Ngoài ra, thay đổi thói quen sống, có chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục vừa phải cũng có thể giúp cải thiện các triệu chứng run tay chân, mất thăng bằng… của người bệnh Parkinson.

Vi Bùi H+ (Lược dịch theo Wikihow)

Gợi ý thực phẩm chức năng Vương Lão Kiện có chứa Thiên ma, Câu đằng giúp giảm dần các chứng run tay chân, cải thiện chức năng vận động bình thường cho người bệnh Parkinson.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh