6 cách để ngăn chặn tình trạng dị ứng mùi thơm

Làm gì để ngăn ngừa tình trạng dị ứng mùi thơm

Hương thơm đang "hại" bạn như thế nào?

5 dấu hiệu chứng tỏ bạn đang bị dị ứng với các mùi thơm

Hương thơm đang "hại" bạn như thế nào?

5 cách giúp bà bầu ngăn ngừa dị ứng trong mùa Đông

Tránh các sản phẩm có chứa paraben

Paraben là chất kháng khuẩn và kháng nấm, được dùng làm chất bảo quản để ngăn ngừa sự nhiễm khuẩn và hạn chế sự phân hủy của các hoạt chất dẫn đến giảm hiệu quả của sản phẩm làm đẹp. Bạn nên hạn chế tiếp xúc quá nhiều với các sản phẩm có chứa thành phần này để ngăn ngừa dị ứng. Paraben có trong mỹ phẩm, hoặc các sản phẩm khác có thể gây kích ứng da, buồn nôn, ho hoặc hắt hơi.

Hạn chế sử dụng khử mùi

Những sản phẩm khử mùi thường có nồng độ cao của nước hoa và các hóa chất mạnh. Vì thế, nếu không muốn bị dị ứng thì bạn nên hạn chế sử dụng các sản phẩm này. Nếu có sử dụng, bạn củng chỉ nên xịt lên lên quần áo thay vì xịt trực tiếp lên cơ thể để tránh việc dị ứng. Bạn có thể tham khảo cách sử dụng sản phẩm khử mùi đúng cách TẠI ĐÂY!.

Sử dụng xà phòng có độ pH thấp

Bạn nên sử dụng các loại xà phòng tự nhiên và có độ pH từ 4,5 - 5,5

Hầu hết các loại xà phòng thường có độ pH tối thiểu là 7. Nếu bạn bị dị ứng với mùi thơm thì bạn chỉ nên sử dụng các loại xà phòng tự nhiên và có độ pH từ 4,5 - 5,5. Bạn cũng nên kiểm tra kỹ các thành phần thực vật trong các loại xà phòng tự nhiên để ngăn ngừa tình trạng dị ứng.

Kiểm tra các sản phẩm trước khi mua

Bạn nên sử dụng các sản phẩm được khuyến cáo sử dụng cho những người có làn da nhạy cảm, hoặc các sản phẩm chứa các thành phần mà bạn không bị dị ứng. Hãy nhìn vào thành phần trên nhãn mác của các sản phẩm để ngăn ngừa tình trạng dị ứng.

Lưu ý tới nồng độ EDT và EDP của nước hoa

EDT và EDP là chỉ số nồng độ tinh chất hương có trong một chai nước hoa. EDT là viết tắt của cụm từ Eau De Toillete với nồng độ tinh chất hương là 5 - 15%. Trong khi đó thì EDP là viết tắt của cụm từ Eau De Parfum có nồng độ tinh chất hương cao hơn với 15 - 20%. Nếu là người bị dị ứng với các mùi thơm thì bạn nên lựa chọn sản phẩm có chỉ số EDT thấp. Ngoài ra bạn cũng cần kiểm tra các thành phần xem sản phẩm có chứa các thành phần kích hoạt dị ứng hay không.

Điểm mặt các thành phần dị ứng trong các sản phẩm

Geraniol, hydroxycitronellal, amylcinnamaldehyde, eugenol, cinnamaldehyde, cinnamyl, isoeugenol... là những thành phần có thể gây ra tình trạng dị ứng hương thơm. Vì thế, bạn cần kiểm tra trên nhãn các sản phẩm xem chúng có chứa những thành phần này hay không và tránh các sản phẩm như vậy.

Trần Lưu H+ (Theo TheHealthsite)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp