Lá đu đủ có thực sự hữu ích?

Năm 2008, cao lá đu đủ được ghi nhận có tác dụng phân hủy khối u (tumor-destroying agent) (Walter, 2008)

Bài thuốc từ lá đu đủ giúp người bệnh kéo dài sự sống?

Thạch tùng răng cưa - Cây thuốc quý chữa bệnh Alzheimer

Dược liệu sạch – “Chìa khóa vàng” cho nhà sản xuất TPCN

Phát triển ngành TPCN từ nguồn dược liệu

Cây Đu đủ (Carica papaya L.) thuộc họ Caricaceae. Lá mọc thành cụm, rộng khoảng 40 - 60cm, thường có 7 - 9 thùy.
Sự hiện diện của các hợp chất trong đu đủ
Theo Tài liệu thống nhất về nghiên cứu thành phần của các giống đu đủ mới được công bố năm 2010 cho thấy, trong Đu đủ có khá nhiều các thành phần như Saponin, Alkaloid, Tanin, Flavonoid, Cyanogenic glucosides…
Các nhà nghiên cứu cũng đã chỉ ra các hoạt chất khác có trong đu đủ.
- Các chất kháng dinh dưỡng (anti-nutrients)
Quả Đu đủ chín (gồm cả vỏ và thịt quả) có chứa một lượng nhỏ các chất kháng dinh dưỡng như tannin, phytat, oxalate). Hàm lượng trung bình của tannin, phytat và oxalate là 10,12; 3,29 và 1,89mg/100gr chất khô, tương ứng (Onibon et al., 2007. Hàm lượng các chất nói trên sẽ giảm khi bảo quản trái Đu đủ ở 27 ± 1˚C và 10 ± 1˚C (Adetuyi et al., 2008).
- Các chất độc
Chất độc tự nhiên chủ yếu trong Đu đủ là benzylglucosinolat (BG) và benzyl isothiocyanat (BITC) và các alkaloid. Các chất này rất quan trọng cho cơ chế cây tự bảo vệ (El Moussaoui et al., 2001). BITC được tạo thành từ BG nhờ enzyme myrosinase. Mặc dù cả BG và BITC được tìm thấy cả trong vỏ quả, thịt quả và hạt nhưng hàm lượng cao nhất của BG và BITC là ở trong hạt, 1269.3 ± 90.0  và  461.4 ± 14.2 µmol/100gr khối lượng tươi, tương ứng. Hàm lượng BITC giảm trong thịt quả và tăng trong hạt trong quá trình trái chín (Tang, 1971)…

Carpain là alkaloid chính tìm thấy trong các bộ phận khác nhau của Đu đủ như lá, quả, hạt...

Carpain là alkaloid chính tìm thấy trong các bộ phận khác nhau của Đu đủ, nhưng chủ yếu là trong lá (Krishna et al., 2008). Lá Đu đủ có alkaloid vị đắng carpain và pseudocarpain, vì vậy cần đun và thay nước vài lần trước khi uống (Morton, 1987). Nồng độ carpain trong lá khoảng 1.000-1.500 mg/kg (Duke, 1992).
- Các chất gây dị ứng (allergen)
Đu đủ chứa 4 endopeptidase có cysteine gồm papain, chymopapain, glycyl endopeptidase và caricain. Papain là thành phần có nhiều nhất trong nhựa Đu đủ, có đến 51.000 - 135.000mg/kg (Azarkan et al.,2003; OGTR, 2008).
Papain có thể gây cảm ứng phản ứng dị ứng thông qua trung gian Ig-E qua đường uống, đường hô hấp hoặc thông qua phơi nhiễm. Có nhiều tài liệu chứng minh dị ứng nghề nghiệp do phơi nhiễm papain đối với công nhân (hen phế quản, viêm thận hoặc cả hai (Baur and Fruhmann,1979; Baur et al.,1982; Niinimaki et al., 1993; Soto-Mera et al.,2000; Van Kampen et al.,2005). 
Carica papaya: Hoạt chất làm tan khối u?
Theo Eleazu và cộng sự, cao lá Đu đủ được báo cáo là chất phân hủy khối u (tumor-destroying agent) (Walter, 2008). Lá Đu đủ xanh có đặc tính diệt khuẩn, trong khi lá vàng có thể dùng làm thuốc bổ và lọc máu (Atta, 1999). Trà (chè) pha chế từ lá Đu đủ xanh có tác dụng trợ tiêu hóa và hỗ trợ điều trị khó tiêu mạn tính, béo phì, xơ vữa động mạch, huyết áp cao và suy tim (Mantok, 2005).
Ba mẫu lá Đu đủ (Lá xanh, vàng và nâu) được lấy ngẫu nhiên ở thành phố Ogbomoso, bang Oyo, Nigeria để phân tích thành phần hóa thực vật, vitamin và khoáng chất. Sàng lọc về hóa thực vật cho thấy trong lá Đu đủ có các hoạt chất thiên nhiên như saponin, alkaloid gycosid tim nhưng không thấy có tannin trong cả 3 mẫu lá.
Kết quả phân tích cho thấy, lá Đu đủ có chứa các vitamin (mg/100g). Vitamin B1: 0,94 mg/kg trong lá xanh, 0,41 mg/100g trong lá vàng, 0,52 mg/100g trong lá nâu; Vitamin B2: 0,13 mg/100g trong lá xanh, 0,04 mg/100g trong lá vàng và 0,96 mg/100g trong lá nâu; Vitamin C: 16,29 mg/100g trong lá xanh, 9,62 mg/100g trong lá vàng và 11,26 mg/100g trong lá nâu. Kết quả phân tích cũng cho thấy, trong lá Đu đủ có hàm lượng các chất khoáng cao: Calci 8.612,50 mg/100g, Magnesi 67,75 mg/100g, Natri 1.782 mg/100g, Kali 2.889 mg/100g trong lá Đu đủ xanh. 

Cao lá đu đủ được ghi nhận có tác dụng kháng khuẩn cao

Suresh và cộng sự đã nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn và hóa thực vật Lá Đu đủ so sánh với lá của 4 loài thực vật khác Cynodon dactylon (L.) Pers., Euphorbia hirta L., Melia azedarach L. and Psidium guajava L. Kết quả nghiên cứu cho thấy, lá các thực vật nghiên cứu có chứa những chất có giá trị về y học (acid amin, các enzyme alpha amylase, beta amylase, hydrat carbon, glutamin, protein, prolin, các hợp chất phenolic và các hợp chất chuyển hóa thứ cấp như alcaloid, antroquinon, catachol, flavonoid, các phenol, saponin, steroid, triterpenoid, tanin... 
Theo đó, cả năm loại lá đều có tác dụng kháng khuẩn đối với các vi khuẩn Gram + (Bacillus subtilis, Pseudomonas aeruginosa và Staphylococcus aureus) và Gram - (Escherichia coli và Klebsiella pneumoniae) invitro. Các dịch chiết nước có tác dụng kháng khuẩn mạnh hơn các dịch chiết chloroform.
Carica papaya có hoạt tính kháng khuẩn cao hơn so với Cynodon dactylon, Euphorbia hirta, Psidium guajava and Melia azedarach. So với Cynodon dactylon, Euphorbia hirta, Melia azedarach và Psidium guajava thì dịch chiết Carica papaya có hoạt tính kháng khuẩn cao nhất, ức chế 60% các chủng vi khuẩn thử và đặc biệt chống lại được các chủng vi khuẩn kháng kháng sinh, đặc biệt là Pseudomonas aeruginosa. Các dịch chiết của các dược liệu này cũng chứng tỏ có tác dụng mạnh trên các vi khuẩn Gram + hơn là các vi khuẩn Gram -.
Ngozi Awa Imaga và các cộng sự  bằng phương pháp sắc ký và hóa học đã nghiên cứu so sánh các hợp chất hóa thực vật có tính chất chống oxy hóa, thành phần các chất dinh dưỡng, các acid amin, các khoáng chất, acid folic, vitamin B12, vitamin A và C… có trong dịch chiết P. nigrescens và Carica papaya. 

Bột lá đu đủ được sử dụng làm thuốc - TPCN - thực phẩm tại nhiêu quốc gia trên thế giới

Asaolu M. F. đã nghiên cứu về mặt hóa thực vật và nồng độ các chất chống oxy hóa trong dịch chiết cồn và dịch chiết nước của lá khô 5 loài thực vật trong đó có C. papaya. Kết quả nghiên cứu cho thấy, dịch chiết cồn có chứa hàm lượng cao nhất các hợp chất sterol, tannin, saponin, flavonoid, alkaloid, phenol, phlobatanin, anthraquinon, triterpen và glycoside tim. Tuy nhiên, các hợp chất oxlat và phytat không hiện diện trong cả dịch chiết nước và dịch chiết cồn. Có thể kết luận, sự hiện diện các hợp chất hóa thực vật và các chất chống oxy hóa nói trên chứng minh tác dụng hạ huyết áp của các thực vật nghiên cứu.
Thành phần dịch chiết của lá Đu đủ C. papaya và P. nigrescens có chứa các hợp chất phenolic, alkaloid, glycoside, acid amin, các chất vitamin chống oxy hóa và các khoáng chất. Các nghiên cứu trước đây về tác dụng antisickling cho thấy dịch chiết cồn - nước có chứa các thành phần liên quan đến tác dụng này (Elekwa  et  al.,  2005;  Onah  et  al.,  2002;  Ekeke  and Shode, 1990; Sofowora et al., 1975). Kết quả nghiên cứu cũng chứng tỏ các hoạt chất này có tính phân cực và vì vậy có mặt trong các dịch chiết với dung môi nước - cồn. Trong dịch chiết cũng tìm thấy có chứa các hydrat carbon, lipid và protein. Điều này cho thấy lá Đu đủ có thể sử dụng như các thuốc - TPCN - thực phẩm. Lá Đu đủ có thể bảo quản trong thời gian lâu dài mà không mất hương vị.
* Phần 2: Tác dụng dược lý và độc tính của lá đu đủ
PGS.TS Lê Văn Truyền Chuyên gia dược học cao cấp, Nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất