Kinh nguyệt không đều do thiếu máu?

Thiếu máu gây mệt mỏi, khó chịu, rối loạn kinh nguyệt

Áp dụng ngay khi bị rối loạn kinh nguyệt, chu kỳ thất thường!

Rối loạn kinh nguyệt: Hãy đổ lỗi cho hormone!

Mất kinh nguyệt và những con số đáng kinh ngạc

Rối loạn nội tiết – "Thủ phạm" gây mất kinh, vô kinh

Theo ước tính, có khoảng 1/5 phụ nữ có kinh nguyệt không đều bị thiếu máu. 

Thiếu máu là một rối loạn máu thông thường, do máu có số lượng hồng cầu thấp hơn so với bình thường. Thiếu máu cũng có thể xảy ra nếu các hồng cầu không chứa đủ hemoglobin - một protein giàu sắt làm máu có màu đỏ. Thiếu máu gây thiếu oxy đến các cơ quan và các mô. Cơ thể cần oxy để hoạt động một cách bình thường. Thiếu oxy có thể gây ra một số triệu chứng gây hại cho sức khỏe. Thiếu máu cũng là nguyên nhân dẫn đến kinh nguyệt không đều.

Tại sao lại bị thiếu máu?

Thiếu máu là triệu chứng của thiếu hụt, nhiễm trùng và các rối loạn khác trong cơ thể. Thiếu sắt, vitamin B12, hoặc acid folic trong chế độ ăn là những nguyên nhân phổ biến nhất gây thiếu máu. Thiếu máu cũng có thể là triệu chứng của những căn bệnh nghiêm trọng hơn, như:

- Sốt rét, nhiễm trùng máu và các nhiễm trùng khác, làm giảm tuổi thọ của các tế bào máu đỏ;

- Mất máu quá nhiều (do chấn thương hoặc phẫu thuật);

- Rối loạn tủy xương, chẳng hạn ung thư;

- Các bệnh mạn tính, bao gồm cả bệnh lao và viêm khớp dạng thấp.

Những nguyên nhân này gây ra sự thiếu hụt các tế bào máu đỏ, sản xuất tế bào máu đỏ thấp bất thường hoặc nồng độ thấp của hemoglobin trong máu. Hemoglobin là protein để các phân tử oxy tự gắn vào được chuyển đến các cơ quan và các mô trong cơ thể, nó cũng là chất làm cho máu có màu đỏ. Thiếu oxy máu (giảm mức độ oxy trong tế bào) dẫn đến thiếu máu.

Vì sao thiếu máu dẫn đến kinh nguyệt không đều?

Chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ thường kéo dài 28 ngày, và thời gian chảy máu kinh nguyệt khoảng 5 ngày. Thiếu các tế bào máu đỏ, thiếu máu làm rối loạn kinh nguyệt hoặc mất kinh hoàn toàn. Tuy nhiên, vì chu kỳ kinh nguyệt rất nhạy cảm nên rất khó để xác định nguyên nhân khiến kinh nguyệt không đều. Vì vậy, nếu thấy rối loạn kinh nguyệt cộng thêm các triệu chứng sau đây, chị em có thể nghĩ ngay đến thiếu máu: 

- Mệt mỏi: Đây là triệu chứng phổ biến nhất của thiếu máu. Ít oxy đến các mô có thể khiến cơ thể đau nhức, mệt mỏi.

- Chóng mặt và khó thở: Với nồng độ hemoglobin giảm, tim phải làm việc nhiều hơn để bơm một lượng máu cần thiết khắp cơ thể.

- Chậm lành các vết thương: Giảm nồng độ hemoglobin trong máu khiến khả năng lành vết thương của cơ thể chậm lại.

- Vàng da: Khi các tế bào máu đỏ chết, hemoglobin được chia thành một hợp chất gọi là bilirubin khiến da và mắt có màu hơi vàng.

Điều trị thiếu máu thế nào?

Nếu bạn thấy mình có những triệu chứng thiếu máu, nên đi khám để tìm ra nguyên nhân và cách điều trị. Thiếu máu được chẩn đoán qua việc xét nghiệm máu, tiền sử bệnh tật… Trong trường hợp nghiêm trọng, bác sỹ có thể làm xét nghiệm tủy xương, trong đó lấy một mẫu dịch tủy xương từ hông để kiểm tra.

Thiếu hụt hormone nội tiết cũng là nguyên nhân gây mệt mỏi, suy nhược, kinh nguyệt không đều... Bổ sung nội tiết tố, giúp hỗ trợ cân bằng nội tiết tố sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch, tăng trao đổi chất, giảm mệt mỏi, nhờ vậy giúp ổn định chu kỳ kinh.

Khi đã tìm ra nguyên nhân gây thiếu máu sẽ dễ điều trị hơn. Nếu do thiếu sắt, thay đổi chế độ ăn uống và bổ sung sắt sẽ giúp giải quyết được vấn đề. Nếu thiếu máu do bệnh lý và nhiễm trùng sẽ được điều trị theo từng trường hợp, đôi khi liên quan đến truyền máu, cấy ghép tủy xương hoặc các phương pháp điều trị khác.

Thiếu máu, rối loạn kinh nguyệt gây mệt mỏi, khó chịu, suy nhược, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống cũng như hạnh phúc của bản thân. Bởi vậy, tốt nhất, khi mới thấy có triệu chứng, nên tìm cách điều trị ngay. 

Vân An H+ (Theo 34-menopause-symptoms)

Gợi ý sản phẩm thực phẩm chức năng giúp bổ sung nội tiết tố nữ

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Phụ khoa