Vì sao người sống lành mạnh vẫn bị ung thư?

Các nhà khoa học kết luận 60% đột biến ung thư do lỗi sao chép DNA ngẫu nhiên, 29% tại môi trường và 5% đột biến di truyền.

Vì sao bạn nên ăn thực phẩm giàu vitamin A?

Người bị suy tim sung huyết nên làm gì khi bị phù chân?

Bị cảm lạnh có nên dùng thuốc kháng sinh?

Vi chất dinh dưỡng là gì và tại sao cơ thể cần các loại vi chất?

Kết quả được công bố trên tạp chí Science trong cuộc điều tra chống ung thư trên toàn cầu. Theo đó, hầu hết trường hợp ung thư đều do sai lầm ngẫu nhiên trong mã di truyền khi các tế bào phân chia ở pha G1 của kỳ trung gian (tế bào tăng trưởng kích thước). Đây chỉ đơn giản là sự thiếu may mắn cho những ai mắc phải.
Năm 2015, tiến sỹ Vogelstein và nhà toán học Cristian Tomasetti thuộc Đại học Johns Hopkins ở Baltimore, đã phân tích vì sao có những loại ung thư phổ biến hơn những loại ung thư khác. Câu trả lời rằng, ở mỗi vùng bị ung thư khác nhau sẽ có số lượng tế bào gốc khác nhau, ví dụ trong não sẽ nhiều hơn trực tràng. Vì thế người mắc ung thư não phổ biến hơn ung thư trực tràng.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu vẫn ủng hộ các khuyến cáo phòng chống ung thư, chẳng hạn như không hút thuốc lá, phơi nắng... Các thói quen này có thể tạo ra những đột biến gây ung thư cao hơn. Các nghiên cứu dịch tễ cho thấy rằng khoảng 42% bệnh ung thư có thể ngăn ngừa được. Kết quả trên không mâu thuẫn với điều đó. Bởi lẽ, nghiên cứu chỉ ra những đột biến gây ung thư, nhưng không có nghĩa đó là nguyên nhân duy nhất.
Các nhà nghiên cứu cũng tính toán tỷ lệ, sự đóng góp của môi trường, yếu tố di truyền và các lỗi sao chép DNA ngẫu nhiên với các đột biến gây ung thư. Một số trường hợp phân tích gen trong tế bào ung thư và tìm ra các kiểu đột biến có biểu hiện phơi nhiễm môi trường cụ thể.
Kết quả cho thấy tỷ lệ phần trăm thay đổi theo từng loại ung thư. Ví dụ ung thư phổi, các yếu tố môi trường chiếm 65%, trong khi các lỗi nhân bản đột biến chỉ chiếm 35%. Tuy nhiên, ung thư tuyến tiền liệt, não và xương, hơn 95% nguyên nhân gây bệnh là do các lỗi sao chép DNA ngẫu nhiên
Nhìn chung, khi tính toán trên 32 loại ung thư, các nhà khoa học chỉ ra rằng khoảng 66% đột biến ung thư là do các lỗi sao chép DNA ngẫu nhiên, chỉ 29% do các yếu tố môi trường và 5% đột biến di truyền.
Tiến sỹ Yusuf Hannun, Giám đốc Trung tâm Ung thư Stony Brook ở New York, lo ngại rằng nghiên cứu đánh giá thấp sự đóng góp của các yếu tố môi trường và di truyền bởi họ chưa biết làm thế nào để dự đoán đầy đủ những tác động mà các yếu tố này gây ra. Ví dụ, hút thuốc lá có nguy cơ gây bệnh ung thư phổi, nhưng không thể tính toán được cụ thể các tác động của nó cộng với những tác động từ ô nhiễm không khí,...
Kết quả nghiên cứu này sẽ làm cho những bệnh nhân và gia đình bớt đi sự áy náy. Họ hiểu được rằng căn bệnh ung thư không chừa một ai, kể cả gia đình không ai mắc ung thư hay bạn có lối sống lành mạnh. 
(Trích bài viết của phóng viên Thúy Quỳnh đăng trên báo điện tử VnExpress)
Qua bài báo này, tôi tự hỏi, thế nào là “ có lối sống lành mạnh”? Phải chăng đó là lối sống điều độ, không nghiện ngập, không rượu chè, thuốc lá, ma túy, không gái gú, đàn đúm đông người? Hay sống lành mạnh là sống sạch sẽ, đạo đức, tuân thủ pháp luật, vân vân và vân vân?
Vì sao lối sống lành mạnh vẫn mắc ung thư?
Nhưng bài báo lại cho biết: “Theo đó, hầu hết trường hợp ung thư đều do sai lầm ngẫu nhiên trong mã di truyền khi các tế bào phân chia ở pha G1 của kỳ trung gian (tế bào tăng trưởng kích thước). Đây chỉ đơn giản là sự thiếu may mắn cho những ai mắc phải”. Nhưng bao nhiêu là “hầu hết”, là trên 90% hay suýt soát 100%?
Con số biết nói.  “Ví dụ ung thư phổi, các yếu tố môi trường chiếm 65%, trong khi các lỗi nhân bản đột biến chỉ chiếm 35%. Tuy nhiên, ung thư tuyến tiền liệt, não và xương, hơn 95% nguyên nhân gây bệnh là do các lỗi sao chép DNA ngẫu nhiên” và “Nhìn chung, khi tính toán trên 32 loại ung thư, các nhà khoa học chỉ ra rằng khoảng 66% đột biến ung thư là do các lỗi sao chép DNA ngẫu nhiên, chỉ 29% do các yếu tố môi trường và 5% đột biến di truyền”. Như vậy, riêng ung thư phổi, yếu tố môi trường chiếm 65% còn trong 32 loại ung thư là 29%.
Phổi tiếp xúc trực tiếp với không khí hít vào, cho nên các yếu tố môi trường chiếm 65%, chẳng hạn không khí nhiễm bẩn ở nơi sống, nơi làm việc và khói thuốc lá sẽ là chủ yếu và thường xuyên nhất. Tác động cộng hưởng của các yếu tố môi trường mới là đáng nói. Điều đó cho thấy, việc kết luận “hút thuốc lá là nguyên nhân gây ung thư phổi” rất đáng ngờ. Con người ta hít thở từng giây, nhưng ăn và uống sau vài giờ, hút thuốc lá cũng vài chục phút đến vài giờ mới 1 điếu, rồi còn hít sâu, hít nông nữa chứ? 
Cơ thể con người vận hành như một bộ máy thống nhất. Máu nuôi dưỡng toàn bộ cơ thể, đến từng tế bào. Hệ tuần hoàn như một hệ thống sông rạch, dẫn máu đi  đến mọi ngõ ngách của cơ thể và tưới tiêu cho mọi tế bào. Và tất nhiên nó cũng “tắm rửa” và kéo theo mọi “bụi bặm” của tế bào. Máu không chỉ chứa dinh dưỡng và ô xy mà còn các kháng thể, nhờ vậy cơ thể vẫn tiếp tục vận hành và sống cho đến khi hết hạn. Do đó, ngoài việc sống theo kiểu “tứ khoái điều độ” thì việc “bảo dưỡng, bào trì” cơ thể từ bên trong cũng quan trọng không kém. Tức là, lục phủ, ngũ tạng cần được làm sạch định kỳ! Có lẽ vì thế, việc dùng thực phẩm chức năng ngày càng được sử dụng thường xuyên hơn; sản xuất thực phẩm chức năng đã bùng nổ và vẫn luôn phát triển không ngừng?
Nhưng tinh thần là một dạng năng lượng cho cuộc sống. Chất lượng cuộc sống chịu ảnh hưởng và phụ thuộc vào năng lượng tinh thần. Và ta sẽ bàn tới tinh thần và các vấn đề liên quan ung thư trong các kỳ tiếp theo.
(Kỳ II: Lối sống lành mạnh là thế nào?)
Chí Thiện H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp