Vì sao nên bổ sung cà rốt vào chế độ ăn hàng ngày?

Hàm lượng dinh dưỡng cao khiến cà rốt trở thành thực phẩm rất có lợi cho sức khỏe

Tại sao cà rốt tốt cho sức khỏe sinh sản nam giới?

Cà rốt tốt cho làn da của bạn như thế nào?

Nước ép cà rốt: Chỉ lợi khi uống đúng cách

Tinh dầu hạt cà rốt tốt cho sức khỏe thế nào?

Tăng cường thị lực

Các nghiên cứu khác nhau cho thấy rằng, cà rốt chứa nhiều lutein và lycopene nên có thể giúp tăng cường thị lực. Không chỉ vậy, lượng vitamin A dồi dào trong cà rốt cũng giúp bạn cải thiện thị lực.

Tăng cường sức khỏe tim mạch

Cà rốt chứa nhiều chống oxy hóa và polyacetylen nên có thể giúp bảo vệ trái tim của bạn. Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ăn thực phẩm chứa nhiều carotenoid như cà rốt có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Cà rốt cũng có chứa nhiều beta-carotene, alpha-carotene và lutein... Tất cả đều giúp bảo vệ trái tim khỏi quá trình oxy hóa và ngăn ngừa sự hình thành các mảng bám trong động mạch. Hàm lượng chất xơ hòa tan trong cà rốt cũng làm giảm nồng độ cholesterol xấu trong máu.

Kiểm soát huyết áp

Bạn muốn hạ huyết áp? Hãy ăn cà rốt! Cà rốt chứa nhiều kali nên có thể giúp thư giãn các mạch máu và động mạch. Điều này giúp cải thiện lưu thông máu và làm giảm huyết áp của bạn một cách tự nhiên.

Làm sạch cơ thể

Cà rốt giúp cơ thể loại bỏ các độc tố tích tụ bên trong

Cà rốt chứa nhiều vitamin A nên có thể giúp hỗ trợ gan của bạn trong việc loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể. Ngoài ra, nó cũng làm giảm sự tích tụ của mật và chất béo trong gan. Điều này sẽ cho phép bạn tăng cường chức năng của gan. Chất xơ hòa tan có trong cà rốt cũng có thể làm sạch ruột của bạn.

Hỗ trợ giảm cân

Bạn đang tìm cách giảm cân? Hãy ăn cà rốt ngay từ hôm nay. Thực phẩm này có chứa cả chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan. Chất xơ mất nhiều thời gian để tiêu hóa và điều này sẽ giúp bạn có cảm giác no lâu hơn, hạn chế cảm giác thèm ăn.

Tốt cho bệnh nhân đái tháo đường

Cà rốt chứa nhiều carotenoid, có thể làm giảm tình trạng kháng insulin, đồng thời giúp giảm lượng đường trong máu của người bệnh đái tháo đường.

Trần Lưu H+ (Theo TheHealthsite)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng