Vàng da ở trẻ sơ sinh: Không phải trường hợp nào cũng đáng lo ngại

Vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh nếu không được điều trị có thể gây tổn thương não vĩnh viễn

Vàng da, mệt mỏi, mờ mắt là triệu chứng của bệnh gì?

Vàng da ở trẻ sơ sinh, mẹ nên và không nên ăn những thực phẩm nào?

Bé bị vàng da: Mẹ nên làm gì?

7 mẹo chăm sóc làn da cho trẻ sơ sinh

Nguyên nhân gây vàng da ở trẻ sơ sinh

Bilirubin là chất được tạo ra do quá trình phá vỡ tế bào hồng cầu và protein cũ (còn được gọi là hemoglobin) có trong các tế bào hồng cầu. Đây là hoạt động thường xuyên trong cơ thể. Bilirubin được gan loại bỏ khỏi cơ thể dưới dạng mật và được đào thải qua hệ thống tiêu hóa.

Khi cơ thể liên tục phá vỡ các tế bào hồng cầu cũ và tạo ra các tế bào mới, lượng bilirubin được tạo ra quá cao. Trong khi chức năng gan ở trẻ sơ sinh chưa thực sự hoàn chỉnh, dẫn tới việc gan không đào thải kịp dẫn tới hiện tượng vàng da ở trẻ sơ sinh.

Chức năng gan ở trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện nên dễ mắc bệnh vàng da

Thông thường, vàng da xuất hiện ở trẻ sơ sinh trong vòng 5 ngày đầu tiên sau khi sinh. Tuy nhiên, hầu hết trẻ sơ sinh bị vàng da nhẹ, tình trạng sẽ dần cải thiện hoặc tự khỏi trong vòng 1-2 tuần. Bởi lúc này, chức năng gan của trẻ sơ sinh đã dần phát triển, việc đào thải và cân bằng hàm lượng bilirubin trong máu cũng được ổn định. Hiện tượng này còn được gọi là thể vàng da bệnh lý, cha mẹ không nên quá lo lắng.

Mặt khác, trong một số trường hợp, hiện tượng vàng da ở trẻ sơ sinh không thuyên giảm sau từ 3-5 ngày sau sinh, cha mẹ không nên lơ là. Bởi khi nồng độ bilirubin tăng lên ở mức độ lớn, lan đến mô não, gây tổn thương não vĩnh viễn.

Các nguyên nhân khác gây vàng da ở trẻ sơ sinh là các vấn đề về gan, nhiễm trùng, thiếu enzyme, thâm tím khi sinh hoặc bất thường trong các tế bào hồng cầu của trẻ. Đây là những nguyên nhân của thể vàng da bệnh lý. Cha mẹ nên lưu tâm và sớm đưa trẻ đến gặp bác sĩ nếu phát hiện các dấu hiệu phổ biến của bệnh.

Triệu chứng vàng da ở trẻ sơ sinh

Trẻ em sau khi sinh da có thể vàng nhẹ do tan máu bẩm sinh gây tăng bilirubin trong máu và triệu chứng này cũng giảm dần khi hệ thống huyết học trở lại bình thường. Tình trạng vàng da sinh lý này không đáng lo ngại do không kết hợp với các triệu chứng bất thường khác. Tuy nhiên, nếu tình trạng vàng da kéo dài do bệnh lý, trẻ sơ sinh thường xuất hiện các dấu hiệu phổ biến như:

Khi vàng da tới bụng cần đưa trẻ đi điều trị ngay

- Khóc to với giọng cao

- Mệt mỏi, hoạt động kém

- Bú kém

- Vàng da ngày càng đậm hơn

- Bé hay cáu gắt

- Cố rướn, cong lưng

Cha mẹ cần chú ý, sớm đưa trẻ đến gặp bác sĩ để có hướng điều trị kịp thời.

Chẩn đoán vàng da ở trẻ sơ sinh

Ngoài các dấu hiệu lâm sàng, trẻ sơ sinh được chẩn đoán vàng da dựa trên kết quả xét nghiệm máu kiểm tra nồng độ bilirubin.

Với trẻ sơ sinh không có yếu tố nguy cơ, bác sĩ có thể bắt đầu nghĩ đến vàng da nặng nếu nồng độ bilirulin:

- 24 giờ tuổi: 8 mg/dL

- 48 giờ tuổi: 13 mg/dL

- 72 giờ tuổi: 16 mg/dL

- 96 giờ tuổi: 17 MG/dL

Điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh

Chiếu đèn, hay đặt trẻ sơ sinh dưới một loại ánh sáng đặc biệt là phương pháp điều trị vàng da thông thường. Khi da hấp thụ ánh sáng đặc biệt, nồng độ bilirubin trải qua sự chuyển hóa và tình trạng vàng da sẽ được cải thiện. Nếu vàng da do bệnh lý, việc điều trị sẽ được đưa ra sau khi xác định được nguyên nhân. Trong một số trường hợp vàng da nặng có thể phải truyền máu.

Chuyên gia khuyến cáo, trẻ sơ sinh bị vàng da phải được điều trị thông qua ánh sáng đặc biệt dưới sự giám sát y tế. Cha mẹ không nên tự ý điều trị vàng da bằng cách đặt trẻ sơ sinh dưới ánh nắng mặt trời.

Cách hạn chế vàng da ở trẻ sơ sinh

Trẻ sinh non trước 37 tuần có chức năng gan chưa hoàn thiện, ảnh hưởng đến quá trình loại bỏ biliburin nên dễ bị vàng da hơn trẻ đủ tháng. Do đó, để hạn chế nguy cơ sinh non, mẹ bầu nên hạn chế sử dụng các chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá, café…); tránh stress hay căng thẳng kéo dài; tránh vận động mạnh. Việc điều trị trong thời gian mang thai nên tham khảo trước ý kiến của bác sĩ.

Cho trẻ sơ sinh bú mẹ nhiều lần trong ngày giúp giảm nguy cơ bị vàng da

Thêm vào đó, những trẻ sơ sinh được bú sữa mẹ trong vài giờ đầu sau sinh cũng ít có nguy cơ bị vàng da hơn những trẻ bú muộn. Theo đó, sữa mẹ giúp đào thải nhanh chất bilirubin qua đường tiêu hóa.

Đặc biệt, sữa mẹ có vai trò quan trọng trong việc phát triển cơ quan chức năng của trẻ sơ sinh, trong đó có gan. Khi chức năng gan sớm được cải thiện, trẻ sơ sinh sẽ hạn chế nguy cơ bị vàng da. Mẹ nên cho bé bú ít nhất 8-12 lần trong 1 ngày. Hoặc, các bác sĩ có thể đề xuất cho bé uống một loại sữa công thức (tương tự như sữa mẹ), trong khoảng 48 giờ. Sau khi hàm lượng bilirubin trở lại bình thường, bé có thể bú mẹ hoàn toàn.

Phạm Quỳnh H+ (Theo Boldsky)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ