Vác trẻ lên vai chạy làm mất cơ hội sống của trẻ đuối nước!

Vác trẻ lên vai là sai lầm thường gặp khi sơ cứu trẻ đuối nước

Video: Bác sỹ Bệnh viện Nhi Trung ương hướng dẫn sơ cứu trẻ đuối nước

Đừng để mùa Hè của trẻ em trở thành mùa đuối nước

Những điều cần nhớ để tránh đuối nước khi đi du lịch biển

Đuối nước khô và đuối nước thứ cấp là gì và cách phòng ngừa

ThS.BS Phạm Ngọc Toàn cho biết, trong những ngày Hè, trẻ theo cha mẹ đi chơi biển, về quê có sông, hồ vì vậy số ca bệnh nhân đuối nước cũng tăng lên. Khi bị đuối nướcnếu không được sơ cứu đúng cách có thể khiến trẻ tử vong rất đáng tiếc.

Một trong những cách sơ cứu sai phổ biến hiện vẫn còn tồn tại là vác trẻ trên vai chạy hoặc dốc ngược bệnh nhân xuống đất. Mục đích là để nước trong đường thở có thể chảy được ra ngoài. "Cách làm này đã vô tình làm mất đi "thời gian vàng" để cứu sống trẻ. Trẻ bị đuối nước sẽ rơi vào tình trạng thiếu oxy, các cơ quan tổ chức, trong đó có não bị ảnh hưởng nặng nề. Bệnh nhân ngừng tim, ngừng thở thì cách duy nhất là phải cung cấp oxy cho bệnh nhân. Nếu cấp cứu tại chỗ kịp thời và đúng cách sẽ giảm được di chứng và tử vong cho trẻ", bác sỹ Toàn nhấn mạnh.

Theo ThS.BS Phạm Ngọc Toàn, khi thấy một người đuối nước thì hãy nhớ nguyên tắc "không được phép biến mình trở thành nạn nhân thứ 2". Thấy người đuối nước mà không biết bơi, hãy gọi hỗ trợ thay vì nhảy xuống cứu vì khi đó, hậu quả tăng gấp đôi.

Bác sỹ Bệnh viện Nhi Trung ương hướng dẫn cách sơ cứu người đuối nước

Khi vớt được bệnh nhân hãy đánh giá tình trạng, gọi hỏi xem có đáp ứng không. Người cấp cứu có thể hỏi cháu/anh/chị có bị sao không? Nếu không nhận được câu trả lời cần thực hiện mở thông đường thở.

Hãy dùng cách nghe và cảm nhận xem nạn nhân còn thở hay không, cởi áo nạn nhân ra, áp vào má, mũi, miệng, mắt nhìn xuống ngực xem có sự di động ở lồng ngực. Nếu khoảng 10 giây mà không thấy hơi thở thì tiến hành hà hơi thổi ngạt. Người cấp cứu cần bịt mũi, áp miệng của người cấp cứu vào miệng trẻ và tiến hành hà hơi thổi ngạt 5 lần. Sau đó, chú ý kiểm tra mạch bệnh nhân, nếu khoảng 10 giây không có mạch thì tiến hành ép tim cho bệnh nhân. Chú ý vị trí ép tim là 1/2 dưới xương ức. 

Khi ép tim cố gắng để độ di động của lồng ngực bằng 1/2 - 1/3 chiều dày lồng ngực. Chú ý vừa ép tim kết hợp hà hơi thổi ngạt. Sau khi ép tim và hà hơi thổi ngạt khoảng 1 phút cần xem xét có mạch hay không. Nếu có mạch trở lại thì đặt đầu nghiêng sang một bên đề phòng có nôn trớ ra ngoài. Nếu trẻ vẫn không thở và không có mạch thì tiếp tục thực hiện ép tim cùng hà hơi thổi ngạt đợi nhân viên y tế đến.

Trần Lưu H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ