Uống sữa giúp tăng chiều cao: Sự thật hay lời đồn?

Tại sao uống sữa lại có ảnh hưởng lớn đến chiều cao?

Phụ nữ mang thai nên uống loại sữa nào?

Buổi sáng nên uống nước cam hay uống sữa?

Có nên cho bé uống sữa đậu nành khi bé không uống được sữa bò?

Uống sữa lúc nào tốt nhất: Sáng hay tối?

Sữa có thể giúp bạn cao hơn cho đến khi bạn 20 tuổi

Uống sữa có ảnh hưởng tích cực đến chiều cao của trẻ vị thành niên. Các nghiên cứu cho thấy, uống sữa hàng ngày có thể giúp tăng mật độ khoáng xương, tăng tế bào sinh xương và giảm tế bào hủy xương.

Dinh dưỡng không phải là yếu tố quyết định duy nhất đến chiều cao của bạn, nhưng nó chắc chắn là yếu tố quan trọng. Một số thống kê cho thấy, khoảng 20 - 40% chiều cao của bạn được xác định bởi ác yếu tố không do di truyền, trong đó dinh dưỡng. Trẻ em bị suy dinh dưỡng và thiếu cân thường có xu hướng thấp hơn những người khác khi trưởng thành. 

Điều quan trọng là phải tăng cường mật độ khoáng xương trong thời thơ ấu. Để làm được điều này, bạn cần ăn uống cân bằng với đủ chất đạm, chất béo, carbohydrate, vitamin và khoáng chất. 

Uống sữa có giúp cao lên?

Tại sao sữa lại có ảnh hưởng lớn đến chiều cao?

Ngoài các yếu tố như di truyền, thuốc men, hoặc các vấn đề về sức khỏe như nồng độ hormone tăng trưởng thấp, uống sữa có thể ngăn ngừa việc mất đi một vài cm do suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ. 

Cụ thể, để khỏe mạnh bình thường, bạn cần cung cấp đủ lượng protein trong chế độ ăn uống. Ngoài ra, vitamin A và D, calci cũng ảnh hưởng đến mức độ tăng trưởng của cơ thể. Vitamin A thúc đẩy sự phát triển của xương, trong khi vitamin D giúp duy trì xương khỏe mạnh. Sữa và các sản phẩm từ sữa khác rất giàu calci giúp xương phát triển và khỏe mạnh hơn. Vì vậy, sữa có chứa các chất dinh dưỡng quan trọng mà trẻ cần để cao lên.

Uống sữa là cách duy nhất để bổ sung những chất dinh dưỡng này? Không.

Đây là cách đơn giản nhất để có được sự kết hợp các chất dinh dưỡng cần thiết một cách nhanh chóng và thuận tiện? Đúng.

Ví dụ, nếu bạn muốn bổ sung protein thì cần ăn đậu, thịt gia cầm, trứng và thịt. Nếu muốn bổ sung vitamin A, bạn cần ăn rau bina, khoai lang, ớt đỏ, cà rốt, gan bò, cá trích và trứng. Nếu muốn bổ sung vitamin D, bạn cần phải để da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời cộng với ăn cá béo, trứng, phô mai. Để bổ sung calci, bạn cần ăn cá, ngũ cốc, rau bina, đậu bắp, sữa chua. Hầu hết các thực phẩm này đều cần phải nấu lên. Mặt khác, sữa chứa tất cả các cduownxg chất này lại rất dễ chuẩn bị.

Tất cả các loại sữa đều có tác động giống nhau?

Không phải tất cả các loại sữa đều chứa chất dinh dưỡng ngang bằng nhau. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng uống sữa bò có thể tăng chiều cao hơn so với sữa đậu nành hoặc sữa hạnh nhân. Ví dụ, một đứa trẻ 3 - 4 tuổi uống 3 cốc sữa thực vật sẽ thấp hơn so với những trẻ uống sữa bò.

Tại sao lại có sự khác biệt này? Bởi vì những loại sữa thực vật có ít protein và chất béo hơn, có nghĩa là có ít chất dinh dưỡng hơn để tăng chiều cao.

Gene, hormone, sức khỏe và dược phẩm cũng tác động đến chiều cao

Hãy nhớ rằng, 60 - 80% chiều cao của bạn là do di truyền. Gene là yếu tố chính trong việc xác định sự phát triển của xương. Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng có khoảng 60.000 biến thể di truyền có kết nối với chiều cao, khoảng 900 tế bào di truyền sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của xương.

Ngoài di truyền và dinh dưỡng, một số yếu tố khác cũng đóng vai trò quyết định đến chiều cao của bạn khi trưởng thành. 

Đối với trẻ, sự mất cân bằng nội tiết như thiếu hormone tăng trưởng, hoặc nồng độ tuyến giáp thấp cũng có thể gây còi xương. 

Những bệnh mạn tính như bệnh celiac ở trẻ em mà không điều trị, viêm khớp nặng, và ung thư cũng có thể khiến trẻ thấp bé hơn. 

Một số hội chứng nhất định cũng có thể gây ra sự khác biệt về chiều cao. Ví dụ, hội chứng Marfan có thể khiến bạn cao hơn bình thường và hội chứng Turner hoặc hội chứng Down có thể khiến bạn thấp hơn.

Dùng thuốc như corticosteroid trong một thời gian kéo dài cũng có thể khiến bạn phát triển chậm hơn.

An An H+ (Theo curejoy)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng