Chuẩn bị gì trước khi mang thai để sinh con khỏe mạnh?

Chuẩn bị tốt từ khi có kế hoạch sinh con là điều tốt nhất bạn có thể làm cho bản thân và thiên thần bé nhỏ của mình.

Bác sỹ nói gì về vụ tử tù mang thai từ tinh trùng mua được?

Phụ nữ mang thai cần làm gì để không nhiễm virus Zika?

Những điều phụ nữ mang thai buộc phải biết để phòng tránh virus Zika

Cách ăn bánh chưng khỏi ... mang bệnh

Trước khi mang thai chuẩn bị chu đáo bao nhiêu thì "chín tháng, mười ngày" của bạn càng đơn giản và an toàn bấy nhiêu. Dưới đây là những điều bạn cần làm từ khi có ý định mang thai:

1. Kiểm tra bệnh sử gia đình

Kiểm tra bệnh sử gia đình của vợ và chồng để định trước nguy cơ mắc các bệnh có tính chất gia đình như huyết áp cao, đái tháo đường, thiểu năng trí tuệ... 

2. Xét nghiệm di truyền

Trẻ có thể "thừa kế" một số rối loạn di truyền từ cha hoặc mẹ, chẳng hạn như thiếu máu hồng cầu hình liềm (là bệnh rối loạn máu có ảnh hưởng đến việc sản sinh huyết sắc tố), bệnh Tay-Sachs (một bệnh di truyền do gene lặn, gây thoái hóa hệ thần kinh)... Một số rối loạn di truyền có thể được phát hiện bằng cách xét nghiệm máu trước khi mang thai.

3. Bệnh sử của mẹ

Đánh giá lịch sử y tế cá nhân của người mẹ giúp xác định:

- Các vấn đề sức khỏe cần chăm sóc đặc biệt trong suốt thai kỳ, chẳng hạn động kinh, đái tháo đường, tăng huyết áp, thiếu máu hoặc dị ứng.

- Mẹ từng phẫu thuật hoặc mang thai trước đó.

4. Tiêm vaccine

Đánh giá tình trạng tiêm vaccine giúp đánh giá khả năng miễn dịch của phụ nữ với bệnh Rubella (sởi Đức), căn bệnh có thể gây dị tật thai nhi hoặc sinh non. Nếu người mẹ chưa có đáp ứng miễn dịch với bệnh Rubella thì cần được tiêm vaccine ít nhất 1 tháng trước khi thụ thai.

5. Sàng lọc nhiễm trùng

Sàng lọc nhiễm trùng giúp xác định người mẹ có bị bất kỳ bệnh nhiễm trùng qua đường tình dục hoặc nhiễm trùng qua đường tiết niệu hay không. Các bệnh này có thể gây hại cho cả mẹ và thai nhi.

6. Bỏ thuốc lá

Hãy bỏ thuốc lá ngay từ bây giờ nếu bạn có ý định mang thai. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng người mẹ hút thuốc có xu hướng bị sinh non, sinh con nhẹ cân và trẻ có nguy cơ bị hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS). Ngoài ra, phụ nữ không hút thuốc lá nhưng hít phải khói thuốc trong thời gian mang thai cũng có nguy cơ sinh con nhẹ cân. Thậm chí, khói thuốc lá còn đọng lại trên tóc, quần áo và đồ nội thất cũng có thể gây hại cho bà bầu và thai nhi.

7. Áp dụng chế độ ăn cân bằng

Áp dụng chế độ ăn uống cân bằng trước và trong khi mang thai không chỉ tốt cho sức khỏe người mẹ mà còn cần thiết để tạo môi trường tốt cho thai nhi phát triển. Ngoài ra, việc tập thể dục trước và trong khi mang thai cũng rất quan trọng. Phụ nữ thừa cân có nguy cơ cao bị huyết áp cao, đái tháo đường, phụ nữ thiếu cân có thể sinh con nhẹ cân.

8. Kiểm soát tốt các vấn đề sức khỏe

Nếu bạn đang gặp các vấn đề sức khỏe như đái tháo đường, tăng huyết áp, bạn cần kiểm soát thật tốt từ trước khi mang thai.

9. Ngăn ngừa dị tật bẩm sinh bằng acid folic

Bổ sung 0,4mg acid folic mỗi ngày giúp giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh não và tủy sống (dị tật ống thần kinh). Acid folic là một chất dinh dưỡng được tìm thấy trong một số loại rau lá xanh, các loại hạt, đậu, trái cây, ngũ cốc và thực phẩm chức năng.

Cần hạn chế đồ uống có cồn và các chất gây nghiện trước và trong thời gian mang thai. Ngoài ra, việc sử dụng bất kỳ loại thuốc hay thực phẩm chức năng nào cũng cần có sự tư vấn của bác sỹ.

10. Tránh tiếp xúc với các chất độc hại

Các chất độc hại và hóa chất (chì, thuốc trừ sâu, thủy ngân...), bức xạ (X-quang) có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của bào thai.

11. Kiểm soát nhiễm khuẩn

Tránh ăn thịt chưa nấu chín và trứng sống; Không tiếp xúc trực tiếp với phân mèo, mèo vì chúng có thể chứa ký sinh trùng gây bệnh toxoplasmosis. Bệnh toxoplasmosis rất nguy hiểm có thể gây thai lưu.

Kim Chi H+ (Theo Hopkinsmedicine)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ