Trị mụn trứng cá với các nguyên liệu từ nhà bếp (P.1)

Nếu không được điều trị kịp thời, mụn trứng cá có thể gây ra những vết sẹo và những đốm thâm trên da ảnh hưởng đến sự tự tin của bạn

Mụn trứng cá: Chớ vội lo lắng

Sự thực về mụn trứng cá ở người trưởng thành

Video: 5 loại thực phẩm giúp phòng ngừa mụn trứng cá

Mọc mụn do bẩn hay do cơ địa?

1. Giấm rượu táo

Giấm rượu táo là một trong những nguyên liệu đến từ nhà bếp tốt nhất để điều trị mụn trứng cá. Tính chất kháng khuẩn và khử trùng của nó giúp tiêu diệt vi khuẩn và hút dầu trên da, hai nguyên nhân chính gây ra mụn. Ngoài ra, giấm rượu táo giúp phục hồi, cân bằng độ pH của da và có tác dụng loại bỏ tế bào da chết.

Trộn một thìa cà phê giấm rượu táo không lọc bã với 2 - 3 muỗng cà phê nước lọc hoặc nước cất. Bôi hỗn hợp lên khu vực xuất hiện mụn bằng một miếng bông. Để yên ít nhất trong 10 phút trước khi rửa sạch với nước ấm. Thoa lại một vài lần một ngày trong một vài ngày.

Bên cạnh đó, để tăng hiệu quả điều trị, bạn có thể uống trực tiếp nước giấm rượu táo với công thức hòa một muỗng cà phê giấm rượu táo không lọc bã trong một cốc nước ấm từ 1 - 2 lần mỗi ngày.

2. Baking Soda

Baking soda (hoặc natri bicarbonate) rất có hiệu quả trong việc chống mụn. Nó có đặc tính khử trùng và chống viêm giúp điều trị các nguyên nhân cũng như làm giảm các triệu chứng của mụn trứng cá. Hơn nữa, baking soda cũng sửa chữa sự mất cân bằng độ pH của da góp phần gây ra mụn.

Trộn một muỗng cà phê baking soda với một chút nước. Dùng tăm bông chấm hỗn hợp và bôi lên khu vực bị mụn. Rửa sạch sau một phút. Thực hiện 1 - 2 lần/tuần.

3. Chanh

Chanh có chứa acid L-ascorbic, một chất làm se mụn tự nhiên. Song song đó, tính chất kháng khuẩn của nó giúp chống lại vi khuẩn gây mụn.

Sử dụng tăm bông cotton để thoa nước cốt chanh tươi lên khu vực có mụn. Đợi 10 phút trước khi rửa với nước mát. Sử dụng biện pháp này hai lần mỗi ngày để giảm hoặc loại bỏ mụn trứng cá.

Chanh điều trị rất hiệu quả mụn trứng cá

Một cách làm khác là trộn một lượng bằng nhau nước chanh và nước hoa hồng. Bôi lên vùng da có mụn hỗn hợp này bằng tăm bông. Chờ 15 - 30 phút trước khi rửa sạch với nước mát. Lặp lại hai lần mỗi ngày. Thêm vào đó, để phòng ngừa mụn trứng cá xuất hiện, nên uống 1 - 2 ly nước chanh mỗi ngày.

Lưu ý: Những người có làn da nhạy cảm không nên sử dụng biện pháp khắc phục với chanh.

4. Củ nghệ

Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Hóa học và Dược phẩm Bulletin 2013 đã chỉ ra rằng, các hợp chất curcumin trong nghệ có tác dụng kháng khuẩn và ức chế vi khuẩn P. acnes gây ra mụn trứng cá. Thêm nữa, nó có đặc tính chống oxy hóa và chống viêm giúp giảm các triệu chứng và làm mờ các vết sẹo của mụn.

Trộn một muỗng cà phê bột nghệ với một ít nước lọc hoặc nước hoa hồng. Bôi lên vùng da bị mụn và để cho khô. Rửa sạch với nước mát.Thực hiện 1 – 2 lần mỗi ngày.

Để phòng ngừa mụn trứng cá, bạn có thể làm mặt nạ chống mụn bằng cách trộn một muỗng cà phê bột nghệ, một muống mật ong nguyên chất và 2 thìa sữa chua. Thoa đều khắp mặt, sau 20 - 30 phút, rửa sạch với nước mát. Thực hiện 2 - 3 lần một tuần.

5. Lô hội

Nhựa lô hội là một biện pháp điều trị hiệu quả cho các triệu chứng mụn trứng cá từ nhẹ đến trung bình. Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Điều trị Da liễu 2014, nhựa lô hội chứa saponin, một hợp chất có đặc tính chống viêm và kháng khuẩn giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây mụn, ngăn ngừa nhiễm trùng, giảm viêm và thúc đẩy khả năng tự chữa bệnh của da bị hư hại.

Lấy nhựa bằng cách cắt lá lô hội tươi. Bôi trực tiếp nhựa lô hội lên khu vực xuất hiện mụn mỗi ngày hai lần trong một tuần. Bạn cũng có thể, trộn một muỗng canh nhựa lô hội, 1/2 muỗng cà phê mật ong nguyên và nghệ. Thoa hỗn hợp lên vùng da có mụn, chờ 15 - 20 phút trước khi rửa sạch bằng nước mát. Thực hiện mỗi ngày một lần.

Mụn thường xuất hiện trên mặt, cổ, ngực, lưng và vai. Các dấu hiệu và triệu chứng của mụn trứng cá nặng hay nhẹ tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng này. Một số triệu chứng thường gặp bao gồm: Mụn đầu trắng, mụn đầu đen, mụn đỏ nhỏ trên da, mụn nhọt có mủ…

Một vài yếu tố làm mụn trứng cá xuất hiện dày đặc là sự thay đổi về nội tiết tố, sử dụng một số thuốc, một chế độ ăn uống không lành mạnh, vệ sinh kém và căng thẳng quá mức.

M.Hiếu H+ (Theo Top10homeremedies)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp