Trẻ em cần cắt giảm natri, muối trong chế độ ăn

Để trẻ biết cách ăn ít muối, cha mẹ nên là những tấm gương cho trẻ học theo

Video: 7 mẹo nhỏ thú vị với muối ăn

Muối ăn cũng tiềm ẩn bệnh tật

Khẩu phần ăn của trẻ em Việt Nam mất cân đối

"Rút ruột" khẩu phần ăn của học trò... tiểu học!

Trẻ em cần một lượng nhỏ natri trong khẩu phần ăn, chúng rất cần thiết trong việc duy trì nồng độ máu, huyết áp, hỗ trợ chức năng các cơ và dây thần kinh.

Nhưng thực tế, hầu hết trẻ em đều sử dụng chúng quá nhiều. Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ, 90% trẻ em ăn nhiều hơn 1.000 mg natri hàng ngày, vượt quá mức cần thiết.

Chế độ ăn quá nhiều natri dẫn đến huyết áp cao ở trẻ. Báo cáo tương tự cho thấy, ở Mỹ, cứ 6 trẻ trong độ tuổi 8-17 có 1 trẻ bị cao huyết áp.

Theo thời gian, huyết áp cao gây nên bệnh tim, đột quỵ và suy thận. Thêm vào đó, thực phẩm có nhiều natri cũng có lượng calorie và chất béo cao, khiến trẻ em dễ có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2, béo phì và cholesterol trong máu cao.

Lượng muối và natri quá cao trong những loại đồ ăn nhanh gây hại cho trẻ

 Một trong những nguồn cung cấp rất nhiều natri mà cha mẹ thường bỏ qua là các loại thực phẩm chế biến, đồ ăn nhanh như gà rán, gà chiên cốm, gà rán, hamburger,... Khẩu phần ăn không thể kiểm soát được cả ở gia đình và nhà hàng khiến trẻ được phục vụ gấp đôi, thậm chí gấp 3 lượng natri phù hợp với độ tuổi.

Vậy, làm thế nào để giảm lượng natri trong khẩu phần ăn của trẻ?

Trẻ em từ 1-3 tuổi nên hấp thụ không quá 1.000 mg natri mỗi ngày, trẻ từ 4-8 tuổi nên hấp thụ khoảng 1.200 mg và trẻ 9-18 tuổi là 1.500. Dưới đây là một số cách giúp cắt giảm lượng muối cho trẻ.

1. Ăn nhiều loại trái cây và rau quả

Con bạn nên ăn thêm các loại rau và trái cây trong mỗi bữa ăn. Kali có trong các loại thực phẩm như vậy giúp làm giảm các tác động có hại của natri cho cơ thể. Hoa quả tươi và lý tưởng hơn cả, so với các loại trái cây đông lạnh và sấy khô, vì chúng đôi khi vẫn được bổ sung thêm muối.

Kali trong hoa quả làm giảm tác động có hại của natri cho cơ thể

2. Đọc kĩ nhãn hiệu

Bạn có thể sẽ bất ngờ vì những loài thực phẩm thoạt trông có vẻ “lành tính” như ngũ cốc, nước sốt và nước chấm cũng chứa một lượng muối đáng kể. Ngay cả những loại thực phẩm nhãn “hữu cơ”, “tự nhiên” và “không gluten” cũng có hàm lượng natri cao, vì vậy, hãy cân nhắc thật kỹ khi chọn lựa đồ ăn cho trẻ.

3. Thử nghiệm với các hương vị

Thay vì thêm muối hoặc các loại gia vị hỗn hợp khu nấu nướng, bạn có thể dùng thảo mộc và gia vị đơn lẻ để tạo nên những loại hương vị phù hợp với khẩu vị của gia đình. Với cách này bạn sẽ không cần thêm natri vào khẩu phần ăn của trẻ.

Các loại hương liệu và thảo mộc mang tới hương vị tuyệt hảo cho các món ăn

4. Thay đổi lượng muối dần dần

Hầu hết trẻ đã quen với việc ăn nhiều muối, nhưng việc giảm lượng muối dần dần ở mỗi bữa ăn sẽ giúp trẻ quen với hương vị tự nhiên của thực phẩm và không cần đến muối.

5. Trở thành hình mẫu

Khi cha mẹ ăn uống lành mạnh, trẻ sẽ học theo. Vì vậy, nếu muốn thay đổi chế độ ăn uống của trẻ, bạn hãy bắt đầu thay đổi chế độ ăn uống của ông bà và bố mẹ trước. Quá trình này cần nhiều thời gian và công sức, nhưng sẽ giúp trẻ khỏe mạnh hơn. 

Thu Hà H+ (Theo Foxnews)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ