Trẻ bị sốt đêm: Nguyên nhân và cách hạ sốt cho trẻ

Làm thế nào để hạ sốt đêm cho bé?

Làm sao phân biệt được trẻ gầy và trẻ bị suy dinh dưỡng?

Những triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ bố mẹ cần đặc biệt lưu ý

Bị sốt có lợi gì cho trẻ nhỏ?

8 lưu ý trước khi dùng Paracetamol hạ sốt cho trẻ

Nguyên nhân khiến trẻ bị sốt đêm

Do sự thay đổi đột ngột của thời tiết: Sức đề kháng của các bé còn yếu, vì vậy khi thời tiết có sự thay đổi như nắng mưa thất thường, đặc biệt là khoảng thời gian giao mùa… khiến cơ thể không thể thích nghi kịp, gây ra sốt.

Bé đang mọc răng hoặc mới tiêm phòng: Bé đang trong giai đoạn mọc răng hoặc mới tiêm phòng thường có các biểu hiện như khó ngủ, quấy khóc, bỏ ăn và sốt nhẹ.

Do mặc quá nhiều quần áo: Mặc quá nhiều quần áo có thể khiến bé bị sốt, đặc biệt là trẻ sơ sinh vì thân nhiệt của bé thường không ổn định và bị tác động lớn từ các yếu tố bên ngoài môi trường.

Do nhiễm khuẩn hoặc nhiễm virus: Bé có thể bị viêm phổisốt xuất huyết, sởi, phát ban, nhiễm trùng đường tiết niệu… Đây là nguyên nhân mà mẹ phải đặc biệt quan tâm và cần quan sát các biểu hiện của bé để có những biện pháp xử lý kịp thời, tránh những hậu quả không mong muốn.

Cách hạ sốt đêm an toàn cho bé tại nhà

Dùng thuốc hạ sốt khi trẻ sốt trên 38,5 độ C:

Nếu trẻ sốt 38,5 độ trở lên, bố mẹ nên cho con dùng thuốc hạ sốt

Nếu trẻ sốt trên 38,5 độ C, bố mẹ nên cho con dùng thuốc hạ sốt như acetaminophen (có thể dùng cho bé từ 3 - 6 tháng tuổi) và ibuprofen (đối với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên). Tuy nhiên, bố mẹ không nên cho trẻ uống xen kẽ hai loại thuốc này vì liều lượng khác nhau.

Với trường hợp trẻ bị sốt cao co giật, bố mẹ cần bình tĩnh xử lý, không nên cho tay hay vật dụng nào đó vào miệng trẻ. Bố mẹ nên đặt trẻ nằm nghiêng, nới rộng quần áo. Sau đó, đợi hết cơn co giật, bố mẹ lấy khăn cho vào miệng, phòng tránh cơn co giật sau của con.

Khi bị sốt cao co giật, trẻ không thể uống được thuốc hạ sốt nên phải nhanh chóng đặt thuốc hạ sốt bằng đường hậu môn, đối với trẻ dưới 2 tuổi dùng viên paracetamol với liều 15mg/kg cân nặng từ 4 - 6 tiếng/lần khi trẻ sốt 38,5 độ C trở lên. Sau khi hạ sốt xong cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để bác sỹ khám và tìm nguyên nhân gây sốt.

Mặc quần áo mỏng, ở phòng thoáng khí và bổ sung đầy đủ nước

Khi trẻ sốt về đêm, bố mẹ cần mở cửa phòng để phòng thoáng khí. Việc đắp chăn, đóng kín cửa sẽ khiến trẻ càng thêm khó chịu.

Ngoài ra, khi trẻ mới bị sốt nên cho trẻ uống thật nhiều nước, hoặc chất điện giải bù nước, cởi bớt quần áo trên người bé, nới rộng quần áo, đặt trẻ nằm ở nơi thông thoáng mát. Không được mặc quá nhiều quần áo hoặc ủ ấm trẻ.

Chườm ấm

Dùng khăn nhúng vào nước bằng nhiệt độ cơ thể trẻ (37 - 40 độ C), vắt bớt nước rồi đắp vào vùng bẹn, nách, cổ (những vùng nhiều nếp gấp da) sẽ giúp thoát nhiệt nhanh. Cần thay khăn liên tục, hết ấm lại thay để khăn không bị lạnh, không làm trẻ có cảm giác rét run do nước lạnh ngấm vào người.

Những lưu ý khi trẻ bị sốt về đêm

Bố mẹ nên thường xuyên đo thân nhiệt cho con và nên đặt nhiệt kế ở nách để theo dõi nhiệt độ.

Tuyệt đối không dùng nước đá hoặc khăn lạnh để hạ sốt cho trẻ, cần dùng khăn ấm.

Đối với những trường hợp trẻ bắt đầu co giật phải đưa ngay đi cấp cứu, không vỗ lưng sẽ khiến cơn co giật nhiều hơn.

Nếu tình trạng trẻ sốt về đêm, dù chỉ là sốt nhẹ nhưng diễn ra thường xuyên khoảng 2 - 4 ngày thì nên đưa bé đi khám, không nên chủ quan và trì hoãn việc khám bệnh.

Không tự ý cho bé dùng những loại thuốc hạ sốt nếu chưa có sự cho phép hay tư vấn của bác sỹ. Những loại thuốc hạ sốt cho người lớn tuyệt đối không được dùng cho bé. Khi cho bé uống thuốc hạ sốt mẹ cần tuân thủ đúng liều lượng và thời gian sử dụng. Với bé dưới 3 tháng tuổi, tuyệt đối không nên cho bé uống thuốc hạ sốt mà không có chỉ định của bác sỹ.

Khánh Hương H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ