Trẻ bị nhiễm khuẩn: Dấu hiệu và cách điều trị

Trẻ bị nhiễm khuẩn cần phải điều trị bằng thuốc kháng sinh

Việc nên làm để ngăn ngừa nhiễm khuẩn, hạn chế dùng thuốc kháng sinh

Hay bị nhiễm khuẩn? Áp dụng ngay 5 biện pháp tự nhiên này!

Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột: Bố mẹ nên làm gì?

Sự khác nhau giữa vi khuẩn và virus: Nhận biết đúng để điều trị đúng

Nhiễm khuẩn có phổ biến ở trẻ sơ sinh?

Một số bệnh nhiễm khuẩn thông thường có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh như: 

Viêm kết mạc: Viêm kết mạc do nhiễm khuẩn làm sưng mí mắt. Mắt có dịch màu vàng, khiến mi mắt bị dính vào nhau. 

Listeriosis: Listeriosis là bệnh gây ra bởi ăn phải thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn. Listeriosis có thể lây truyền từ người mẹ sang đứa con mới sinh, dẫn đến các biến chứng đe dọa tính mạng.

Nhiễm liên cầu khuẩn: Vi khuẩn được truyền từ mẹ sang trẻ vào lúc sinh. Nhiễm liên cầu khuẩn ở trẻ sơ sinh có thể dẫn đến biến chứng như viêm màng não, viêm phổi, nhiễm trùng huyết (nhiễm trùng máu).

Nhiễm trùng đường ruột: Vi khuẩn có thể xâm nhập vào đường tiêu hóa của em bé gây tiêu chảy, nôn mửa, đau bụng.

Các dấu hiệu nhiễm khuẩn ở trẻ sơ sinh 

- Sốt cao;
- Ăn ít;
- Buồn ngủ quá mức;
- Khó chịu mà không có lý do rõ ràng;
- Khó thở;
- Thay đổi về hành vi như kiểu ngủ;
- Quấy khóc;
- Da có thể trở nên nhợt nhạt hoặc xuất hiện phát ban.

Nguyên nhân khiến trẻ bị nhiễm khuẩn 

- Thai nhi có thể tiếp xúc với vi khuẩn trong tử cung của người mẹ trong thai kỳ.

- Trẻ sơ sinh có thể bị nhiễm khuẩn trong quá trình sinh thường, nếu người mẹ bị nhiễm khuẩn. Trẻ có thể bị bệnh trong vòng vài ngày sau khi sinh. 

- Trẻ sơ sinh có thể bị nhiễm khuẩn do vi khuẩn và virus gây ra. Virus có thể xâm nhập vào máu của em bé ngay cả trước khi sinh.

- Trẻ mới sinh có thể bị nhiễm virus cảm lạnh và cúm do hệ miễn dịch yếu. Trẻ mới sinh dễ bị nhiễm khuẩn khi tiếp xúc với vi khuẩn.

Chẩn đoán trẻ bị nhiễm khuẩn thế nào? 

Trẻ mới sinh bị nhiễm khuẩn có thể đe dọa tính mạng. Do vậy, chẩn đoán và điều trị sớm là điều vô cùng quan trọng. Bác sỹ có thể tiến hành một vài xét nghiệm để chẩn đoán trẻ có bị nhiễm khuẩn hay không. Các xét nghiệm có thể được thực hiện là:

Xét nghiệm máu (CBC): CBC được thực hiện để xác định số lượng các tế bào máu, đặc biệt là số lượng tế bào máu trắng (WBC). Số lượng tế bào máu trắng thấp là dấu hiệu của nhiễm trùng. 

Hình ảnh vi khuẩn trong phòng xét nghiệm

Cấy máu làm kháng sinh đồ: Xét nghiệm này giúp tìm ra sự tồn tại của vi khuẩn trong máu và xác định loại vi khuẩn đó. Cấy máu sẽ tạo ra loại nhiễm trùng do vi khuẩn, để giúp bác sỹ quyết định điều trị phù hợp. 

Xét nghiệm nước tiểu.

Kiểm tra da và mắt.

Chụp X-quang ngực: Em bé có thể cần chụp X-quang ngực nếu bác sỹ nghi ngờ viêm phổi.

Chọc dò tủy sống: Phương pháp này được thực hiện để lấy dịch não tủy - chất lỏng có trong tủy sống, não và hệ thần kinh trung ương. 

Trẻ bị nhiễm khuẩn điều trị như thế nào?

Trong trường hợp nhiễm vi khuẩn ở trẻ sơ sinh, bác sỹ có thể bắt đầu điều trị bằng cách kê toa thuốc kháng sinh. Điều quan trọng là cần phải uống hết liều kháng sinh theo yêu cầu của bác sỹ, ngay cả khi trẻ đã khỏe hơn. Trẻ cũng có thể được tiêm kháng sinh qua tĩnh mạch để truyền kháng sinh thẳng vào máu. 

Trong những trường hợp đặc biệt như nhiễm trùng máu ở trẻ sơ sinh, các bác sỹ có thể theo dõi hơi thở và nhịp tim của bé để tránh bất kỳ biến chứng nào có thể xảy ra.

Nếu bạn nghi ngờ có điều gì đó không ổn với em bé, hãy hỏi bác sỹ ngay lập tức thay vì chờ đợi các dấu hiệu, triệu chứng được biểu hiện. Chẩn đoán và điều trị nhiễm khuẩn sớm ở trẻ rất quan trọng. 

Vân Anh H+ (Theo parenting.firstcry)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ